Cách Điều Trị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà Nhanh Khỏi Nhất
(Cập nhật: 06/09/2023 | 15:27)
Sốt xuất huyết được biết đến là một dịch bệnh nguy hiểm, là một bệnh truyền nhiễm bị lây truyền bởi muỗi vằn. Bệnh thường hay xuất hiện vào mùa mưa, dễ bùng phát thành dịch trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
Ở miền Bắc, khoảng thời gian này chính là lúc bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết mạnh mẽ. Còn ở miền Nam, quanh năm mưa nhiều, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản, phát triển và đi hút máu người, gây lây nhiễm virus Dengue. Sốt xuất huyết tuy là một bệnh xuất hiện từ lâu, đến nay cũng được kiểm soát và phòng tránh theo nhiều cách. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này và biết cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà ra sao.
Bài viết này của Thvm sẽ trang bị kiến thức cho bạn về bệnh xuất huyết một cách đầy đủ nhất!
Mục lục
Cùng tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus siêu vi trùng Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do virus Dengue được truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua muỗi vằn.
Người khỏe mạnh bình thường chẳng may bị loại muỗi này đốt và truyền mầm bệnh vào cơ thể thì trong khoảng 4 đến 5 ngày sau sẽ xuất hiện triệu chứng của sốt xuất huyết.
Bệnh sốt xuất huyết gây sốt cao, làm đau nhức trầm trọng cơ và khớp. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ làm người bệnh giảm huyết áp đột ngột, giảm tiểu cầu gây chảy máu, xuất huyết, thậm chí tử vong.
Những triệu chứng sốt xuất huyết
Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ (Cổ điển)
Những triệu chứng điển hình này thường xảy ra với người lần đầu tiên mắc bệnh sốt xuất huyết vì họ chưa có miễn dịch với bệnh. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt và sẽ kéo dài trong vòng 5 – 8 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi.
Các triệu chứng kèm theo cụ thể như:
- Sốt cao, lên đến 41oC;
- Nhức đầu nghiêm trọng;
- Đau nhức mắt, cơ và khớp;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Phát ban. Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể sau 4 – 5 từ ngày bắt đầu có dấu hiệu sốt và sau đó các ban sẽ bay dần.
Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu
Các triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị sốt xuất huyết kịp thời.
Triệu chứng sốt xuất huyết Dengue (hội chứng sốc dengue)
Sốt xuất huyết Dengue là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể.
Loại này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bạn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở cả người lớn). Dạng bệnh này rất dễ gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Các giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết
Để điều trị sốt xuất huyết một cách hiệu quả và nhanh khỏi nhất thì mọi người cần nắm được các giai đoạn phát triển của bệnh để có thể áp dụng những phương pháp phù hợp nhất với từng giai đoạn cụ thể.
Bệnh sốt xuất huyết trải qua 4 giai đoạn lần lượt như sau:
- Giai đoạn ủ bệnh: thời kỳ này sẽ kéo dài trung bình từ 4 – 7 ngày. Virus Dengue tùy theo từng cơ địa và khả năng miễn dịch của từng đối tượng mà nhân lên dần dần, đến khi đủ số lượng sẽ gây ra nhiều triệu chứng cụ thể và bệnh chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
- Giai đoạn sốt Dengue: ở giai đoạn này kéo dài từ khoảng 2 – 7 ngày và thường có dấu hiệu tương tự như cảm cúm. Đây không phải là giai đoạn nguy hiểm và có thể xuất hiện một số triệu chứng như nhức đầu, đau họng, buồn nôn, người mệt mỏi… và đặc biệt là sốt cao (từ 39 đến 40 độ C).
- Giai đoạn nguy hiểm: hầu hết bệnh nhân sẽ không còn sốt trong giai đoạn này, nhưng đây mới chính là thời gian nguy hiểm nhất quyết định bệnh có diễn biến trầm trọng hay không. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu đi rất nhiều. Vì thế mà bạch cầu, tiểu cầu giảm đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của bệnh nhân. Bạn cần có sự theo dõi và thăm khám hàng ngày từ bác sĩ.
- Giai đoạn phục hồi: nếu như vượt qua được giai đoạn trên, cơ thể của bệnh nhân sẽ từ từ hồi phục. Khi đó, nhịp tim và huyết động ổn định, đi tiểu nhiều, có cảm giác thèm ăn và khát nước.
Điều trị sốt xuất huyết với phác đồ chuẩn
Cách chẩn đoán sốt xuất huyết
Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết thông qua các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chỉ chính xác khoảng 90%. Còn lại 10% có thể dễ dàng gây nhầm lẫn với những bệnh khác – chẳng hạn như bệnh sốt rét, bệnh do leptospira và sốt thương hàn… Cách chính xác nhất là đi làm xét nghiệm máu để xác định có bị nhiễm virus sốt xuất huyết hay không.
Khi phát hiện mình bị muỗi đốt trong khoảng thời gian gần đây mà kèm theo các triệu chứng như đã nêu ở trên thì nên đến các cơ sở y khoa để thực hiện kiểm tra xác định bệnh.
Một số xét nghiệm có thể giúp phát hiện mức độ của bệnh sốt xuất huyết gồm:
- Điện giải đồ
- Khí máu
- Chức năng đông máu
- Xét nghiệm Men gan
- X-quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch phổi.
Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Cho đến ngày nay, vẫn chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh sốt xuất huyết. Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần nếu như được chăm sóc và điều trị tránh các biến chứng xảy ra. Khi bị sốt xuất huyết cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh và đặc biệt cần uống nhiều nước. Kết hợp uống nước điện giải Oresol đều đặn.
Khi sốt cao cần uống thuốc hạ sốt ngay, nên sử dụng các loại thuốc hạ sốt có chứa thành phần Paracetamol. Nên tránh các thuốc hạ sốt có khả năng làm tăng biến chứng chảy máu. Không nên lạm dụng uống quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến gan và gây men gan cao. Đây chính là một kinh nghiệm điều trị sốt xuất huyết quý giá dành cho mọi người.
Tích cực ăn uống đầy đủ các thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là hoa quả để tăng đề kháng cho sức khỏe và tránh mất nước. Trong trường hợp bệnh có dấu hiệu nặng hơn, bệnh sốt xuất huyết có thể gây sốc hoặc chảy máu, lúc này bạn cần phải đến bệnh viện ngay lập tức để các bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
Với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nặng, người thân cần theo dõi cẩn thận các triệu chứng của bệnh để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường. Nếu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp điều trị sốt xuất huyết tại nhà nhưng bệnh nhân vẫn có sự tiến triển xấu, cần đưa ngay đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị.
Đặc biệt, đối với trẻ em, nếu có các triệu chứng như chảy máu cam, đi ngoài ra máu, nôn ói liên tục, đau bụng dữ dội, mất ý thức, co giật, da xanh tái, khó thở,… cần đến ngay bệnh viện gần nhất để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Những lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết
Các loại thuốc không nên sử dụng để hạ sốt
Ngoài Paracetamol, còn có một số loại thuốc không nên sử dụng khi mắc sốt xuất huyết, bao gồm:
Aspirin: Mặc dù cũng là một loại thuốc hạ sốt, được chỉ định cho những bệnh nhân không thể sử dụng Paracetamol. Tuy nhiên, với bệnh nhân sốt xuất huyết, hoàn toàn không nên sử dụng Aspirin để hạ sốt. Bởi Aspirin có thể ngăn chặn quá trình đông máu và làm tăng nguy cơ chảy máu trong trường hợp sốt xuất huyết.
Ibuprofen: Thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid. Mặc dù không có tác động mạnh đến quá trình đông máu như Aspirin, nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong trường hợp sốt xuất huyết không kiểm soát được.
Không tự ý truyền dịch
Người bệnh sốt xuất huyết không nên tự ý truyền dịch tại nhà. Khi mắc phải sốt xuất huyết, cơ thể trở nên rất nhạy cảm và dễ bị sốc khi tiếp nhận dịch. Nếu truyền quá nhiều dịch, có thể gây mất cân bằng nước và muối, dẫn đến sự tích tụ nước trong các mô và cơ quan, gia tăng nguy cơ phình nước màng phổi. Ngoài ra, dung dịch Ringer lactate còn chứa kali, nếu lượng kali vượt quá mức cho phép, có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tim mạch.
Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ
Kháng sinh không thể tiêu diệt virus gây ra sốt xuất huyết. Chúng chỉ được sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc theo chỉ định điều trị của bác sĩ.
Tránh ra gió, Không tắm gội bằng nước lạnh
Bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại nhà, không nên ra gió, không tắm nước lạnh, chỉ nên vệ sinh cơ thể bằng cách lau người với nước ấm. Nước lạnh có khả năng làm co mạch máu trên da nhưng lại làm giãn mạch bên trong nội tạng, rất dễ bị đột tử.
Dinh dưỡng
Không dùng các thực phẩm có màu đỏ: Trong khi đang bị bệnh, nếu bệnh nhân ăn các thức ăn có màu đỏ sẽ rất khó phân biệt được với máu và có bị xuất huyết đường tiêu hóa hay không, nếu như bệnh nhân nôn hoặc đi vệ sinh ra chất màu đỏ.
Không ăn trứng: Trứng có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, khi ăn cơ thể sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Khi người bệnh đang sốt sẽ khiến cho thân nhiệt tăng cao hơn và sốt nhiều hơn.
Không ăn uống đồ cay nóng, chất kích thích: Làm não kích thích gây tăng huyết áp, việc hấp thụ chất kích thích vào cơ thể người bệnh sẽ khiến cho hoạt động của các tế bào bạch cầu diệt khuẩn chậm chạp hơn và vì thế bệnh càng trở nên lâu khỏi.
Lời kết
Bên trên là tất cả những thông tin cần thiết, liên quan nhất đến bệnh sốt xuất huyết cũng như cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà như nào để nhanh khỏi nhất mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc tham khảo.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, tránh dùng thuốc hạ sốt dồn dập quá liều. Đặc biệt cần có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tăng sức đề kháng. Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe và không bị sốt xuất huyết hỏi thăm.
Cung cấp thông tin chính xác, tích cực cho người dân về nông nghiệp, nông sản Việt Nam. Cập nhật tin tức mới nhất về tình hình sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chia sẻ, phổ biến mô hình làm giàu hiệu quả và bền vững. Chia sẻ các kiến thức xã hội trong nhiều lĩnh vực khác như Giáo dục, du lịch,…
- Sữa bí đỏ tăng cân và liệu nó thực sự hiệu quả?
- Uống mật ong tăng cân được không? 5 Cách uống mật ong để tăng cân
- Tỏi sấy khô có tốt không? 6 công dụng tuyệt vời của tỏi sấy
- Ăn tỏi có tác dụng gì? Những điều tối kỵ cần lưu ý khi ăn tỏi
- Uống trinh nữ hoàng cung kiêng ăn gì? Hướng dẫn cách nấu
- Bật Mí Cách Chưng Yến Thơm Ngon Nhiều Dinh Dưỡng
- Bột tỏi có tác dụng gì đối với sức khỏe?
- Tỏi sấy khô – Công dụng và cách sử dụng
- Củ tỏi trị bệnh gì? Ăn tỏi có lợi cho sức khỏe không?
- Tác Dụng Của Dừa Trong Chữa Bệnh Và Bảo Vệ Sức Khỏe