Phòng Trừ Rệp Sáp Hại Cà Phê
(Cập nhật: 08/06/2021 | 9:27)
Rệp sáp hại gốc cà phê chích hút nhựa khi cà phê bắt đầu ra trái cho đến giai đoạn thu hoạch hạt và gián tiếp gây bệnh thối rễ, chúng thật sự ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cà phê.
Loài rệp sáp cực kỳ nguy hiểm, chúng có thể gây bệnh hại cho gần 80 họ cây trồng khác nhau, đặc biệt là cây ăn quả và cây nông nghiệp, đặc biệt là cà phê. Cách trị rệp sáp như nào cho hiệu quả thì mời bà con tiếp tục đón đọc trong những phần dưới đây của bài viết này.
Mục lục
Rệp gốc là gì?
Rệp sáp gốc thuộc họ rệp giả Pseudococcidae, rệp trưởng thành hình bầu dục dài 2 – 4 mm. Có thể dễ dàng nhận diện rệp gốc khi bới lớp đất mặt quanh gốc và thấy những cụm bông trắng, đó là lớp sáp sợi bao phủ bên ngoài rệp.
Chính lớp sáp bông trắng này tạo lớp bảo vệ cho rệp tránh những tác hại của thuốc trừ sâu, vì vậy việc lựa chọn một loại thuốc đặc trị hữu hiệu cho rệp sáp hại gốc là một yếu tố quan trọng.
Triệu chứng gây hại ban đầu của rệp rất khó nhận biết. Cây cà phê bị hại nhẹ trở nên còi cọc, cho năng suất giảm, khi bị hại nặng, lá bắt đầu héo vàng rồi rụng, thậm chí cây có thể bị chết một cách từ từ.
Nguyên nhân chính là do rệp chích hút nhựa cây, đặc biệt là phần rễ non, làm cây bị suy kiệt. Bên canh đó, các vết thương do rệp gây ra là nơi lý tưởng cho nấm bệnh xâm nhập gây thối rễ, một trong những nguyên nhân làm chết cây.
Cách trị rệp sáp
Khi phát hiện thấy mật độ rệp lên cao (30 – 50 con/gốc), bà con nên dùng thuốc để diệt. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị rệp gốc khác nhau, ở đây chúng tôi xin giới thiệu với bà con một loại thuốc trừ rệp gốc mới KARPHOS 2D, một sản phẩm Nhật Bản duy nhất trên thị trường chứa hoạt chất Isoxathion.
KARPHOS 2D có tác động tiếp xúc, vị độc, có phổ tác dụng rộng nên không những có hiệu quả diệt trừ cao đối với rệp sáp hại rễ cà phê mà còn diệt được các loại sâu gây hại rễ khác như ấu trùng ve sầu hay tuyến trùng nốt sần ở rễ tiêu.
Theo ghi nhận của một số nông dân từng sử dụng KARPHOS 2D trừ rệp sáp gốc cà phê ở Lâm Đồng cũng như theo kết quả khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ ấu trùng ve sầu hại cà phê của KARPHOS 2D do Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Lâm Đồng thực hiện cho thấy với lượng 40 – 60gr KARPHOS 2D /1gốc diệt được đến 60 – 70% ấu trùng ve sầu.
Cách sử dụng: Bới đất quanh gốc, cách gốc 10 cm, sâu 10 cm, sau đó rải 30 – 45g KARPHOS 2D/gốc rồi lấp đất lại. Tưới nước đầy đủ cho thuốc tan và thấm đều xuống tới phần rễ bị rệp sáp gây hại. Có thể kết hợp trộn thuốc với bón phân rải gốc.
*** Tìm hiểu thêm về:
- Những loại bệnh cây trồng khác tại đây
- Biện Pháp Và Kỹ Thuật Phòng Trừ Bệnh Bạc Lá Lúa
Cung cấp thông tin chính xác, tích cực cho người dân về nông nghiệp, nông sản Việt Nam. Cập nhật tin tức mới nhất về tình hình sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chia sẻ, phổ biến mô hình làm giàu hiệu quả và bền vững. Chia sẻ các kiến thức xã hội trong nhiều lĩnh vực khác như Giáo dục, du lịch,…