Trang chủ » Sức khỏe » Bài Thuốc » Chữa Nấc Cụt Theo Cách Đơn Giản Bằng Đông Y

Chữa Nấc Cụt Theo Cách Đơn Giản Bằng Đông Y

Theo dõi Cổng Thông Tin Thương Hiệu Vùng Miền trên

(Cập nhật: 19/09/2021 | 15:10)

Theo đông y, nấc cụt là tình trạng khí nghịch lên, trong họng phát ra tiếng ngắn và mau một cách không tự chủ được. Triệu chứng này phát ra một cách tự nhiên, nhiều khi không dùng thuốc cũng khỏi. Tuy nhiên, bị nấc lâu ngày thì cần phải điều trị chữa nấc cụt.

Vừa qua, báo chí đưa tin ca sĩ Christopher (người Anh) đã phải bỏ nghiệp ca hát vì cứ 2 giây anh lại bị nấc một lần, liên tục suốt 22 tháng qua khiến anh rất vất vả trong việc nói chuyện, ăn uống, ngủ nghỉ… Báo chí cũng nhắc đến một người Mỹ tên là Charles Osborne đã lập kỷ lục thế giới vì bị nấc cụt suốt 68 năm, từ 1922-1990… Nấc cụt đúng là “người bạn khó ưa”, và chữa nấc cụt cũng là một vấn đề.

Trong dân gian có mẹo chữa nấc cụt rất hiệu nghiệm đó là uống 9 ngụm nước nhỏ thì sẽ hết. Tuy nhiên, khi bị nấc cụt lâu ngày thì cần có biện pháp điều trị triệt để. Và dùng đông Y chính là một cách tốt nhất để chữa nấc cụt.

Chữa nấc cụt theo Đông Y

Nấc thường xuất hiện với các chứng bệnh khác là một trong những triệu chứng dẫn đến bệnh nghiêm trọng. Người đang bệnh nặng, có xuất hiện nấc cụt thường là dấu hiệu sắp chết.

Chữa nấc cụt

Uống 9 ngụm nước nhỏ có thể chữa nấc cụt

Chữa nấc cụt bằng bấm huyệt

Có nhiều nguyên nhân gây nấc, tuy nhiên trong bất kỳ trường hợp nào cũng có thể chữa bằng phương pháp bấm huyệt đơn giản dưới đây:

– Dùng ngón tay cái để vào huyệt toàn trúc (tại đầu chân mày), bốn ngón tay kia để phía trên tai (mục đích giữ cho đầu không bị lắc khi bấm), ấn day nhẹ hoặc mạnh 3-5 phút. Trị 30 ca, chỉ một ca không khỏi (day ấn huyệt toàn trúc trị 30 trường hợp nấc – Trung Quốc châm cứu tạp chí 1987).

– Day ấn mạnh hoặc cứu điếu ngải huyệt nội quan (giữa lằn chỉ cổ tay lên hai thốn bằng chiều ngang ba ngón tay trỏ, giữa, áp út chặp lại) và can điểm (giữa lằn chỉ hai ngón tay áp út).

– Huyệt trung khôi (giữa lằn chỉ thứ hai khớp ngón tay giữa). Đây là huyệt mà các sách bấm huyệt của Trung Quốc hiện nay gọi là huyệt “nấc cụt” (ách nghịch điểm), vì nó tỏ ra hiệu quả đặc biệt trong điều trị nấc cụt nên được gọi tên như trên. Bấm mạnh cho đến lúc thấy cảm giác tê, căng, nhức, nấc cụt ngừng mới thôi.

Đây là những huyệt chúng tôi đã dùng hơn 20 năm qua chữa nhiều bệnh nhân bị nấc cụt. Thường sau khi bấm lần đầu tiên đã có kết quả tốt (trừ những bệnh nhân bị lâu ngày hoặc nặng mới cần phải bấm nhiều lần).

Đất giữa lòng bếp

Có những bệnh nhân bị lâu ngày hoặc bị nặng dẫn đến không ăn uống được, đông y gọi là chứng quan cách, có nghĩa là ngăn trở không thông. Trường hợp này, theo đông y, là do khí thanh không thăng lên được, trọc âm không giáng xuống được, gây nên ngăn nghẹt ở cổ làm người ta không ăn uống gì vào được và sức khỏe sẽ yếu dần.

Cách chữa nấc cụt của đông y là làm “thăng thanh, giáng trọc”, điều hòa âm dương (vì âm thăng dương giáng). Làm cách nào kiếm được vị thuốc có mang tính chất âm và dương để làm âm dương điều hòa thì sẽ khỏi bệnh.

Chữa nấc cụt bằng đông y

Chữa nấc cụt lâu ngày bằng đông y bấm huyệt để đạt kết quả tốt

Trong dân gian có một vị thuốc rất đơn giản nhưng lại hiệu quả. Đó là đất ở lòng bếp. Ngày xưa, người ta thường dùng bếp lò để nấu, đất ở bếp lò, trên được hưởng dương khí (từ lửa), dưới hấp thu âm khí (từ đất), vì vậy vị thuốc này hấp thụ sẵn cả âm dương.

Trong cách chữa của đông y có nguyên tắc “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, bệnh do rối loạn âm dương, vị thuốc này có được tính chất của âm dương, cùng đồng thanh và đồng khí nên có thể điều chỉnh âm dương trong rối loạn bệnh lý, dẫn đến quân bình âm dương và khỏi bệnh.

Cách làm như sau: lấy một cục đất giữa lòng bếp (có thể mua ở các tiệm thuốc bắc với tên là phục long can hoặc táo tâm thổ), khoảng 10g, đập nát cho vào ly, đổ khoảng 200ml nước khuấy đều để lóng đất xuống, lấy nước này để uống dần.

Phương pháp chữa này tuy đơn giản nhưng đã cứu nhiều người nấc nặng. Khi bạn gặp cô nàng “nấc” khó tính này, mời quý vị thử xem…

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ: