Tác Dụng Của Rau Sam Trong Hỗ Trợ Và Điều Trị Bệnh – Bạn Đã Biết !?
(Cập nhật: 08/03/2022 | 22:36)
Rau sam tên khoa học là Portulaca oleracea. Là cây nhỏ mọc hoang ven đường xen lẫn với cỏ dại, nhưng dân gian gọi “rau sam”, chứ không gọi “cỏ sam”, vì coi nó là một thứ rau ăn được và có nhiều tác dụng.
Rau sam là một loại thực vật rất lành tính, có thể chế biến rau sam dùng làm thức ăn như để nấu canh, kho cá hoặc ăn sống đều được. Các chất dinh dưỡng có trong rau sam về cơ bản là tương đương như nhiều loại rau ăn thông thường, nhưng đặc biệt hàm lượng vitamin E rất cao (12-15mg/100g rau sam) gấp 7 lần rau xà lách. Tác dụng của rau sam như thế nào, câu trả lời sẽ có ở những phần dưới đây.
Trong danh mục những cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới có ghi nhận, cây rau sam dùng chữa được các bệnh thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, trị sốt cao, giun kim, kích thích tiết mật…
Mục lục
Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của Ram sam
Rau sam sống quanh năm, thân mẫm, nhẵn, có màu đỏ nhạt, dài trên dưới 20cm. Lá hình bầu dục dài, phía đáy lá hơi thót lại, không có cuống. Phiến lá dày, mặt bóng, dài 2cm, rộng 8 – 14mm. Những lá phía trên hợp thành một cụm tổng bao quanh các hoa. Hoa mọc ở đầu cành, màu vàng. Quả có hình cầu, chứa nhiều hạt màu đen bóng.
Theo các tài liệu cổ: Rau sam vị chua, tính hàn, không độc, vào các kinh tâm, can và tỳ. Rau sam có tác dụng giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa đi ngoài ra máu, trĩ, viêm xương khớp với sưng tinh hoàn cấp tính, bạch đới (khí hư), các chứng lở loét.
Tác dụng của rau sam ở những bài thuốc
Với nguồn dinh dưỡng dồi dào, ngoài công dụng dùng làm thực phẩm thì rau sam còn là dược phẩm có tác dụng hỗ trợ và điều trị nhiều bệnh khác nhau. Cách chế biến cũng như sử dụng lại vô cùng đơn giản và dễ làm. Dưới đây là những bài thuốc từ cây rau sam theo kinh nghiệm đúc kết từ dân gian:
1. Trị bệnh kiết lỵ
Dùng 200gram rau sam tươi, giã nát lọc lấy nước rồi đun sôi. Có thể chế thêm ít mật ong cho dễ uống. Dùng ngày 2-3 lần sẽ giảm bệnh rõ rệt. Hoặc nấu rau sam tươi với gạo nếp thành cháo, không cho muối và ăn lúc đói cũng là bài thuốc hiệu quả nếu bạn không uống được nước rau sam.
2. Thông tiểu
Giã nát ép lấy nước 100g rau sam tươi, đun sôi hoặc hấp cách thủy, thêm 10g mật ong uống sẽ giúp thông tiểu nhanh chóng.
3. Trị giun: Dùng 50g rau sam tươi, sau khi rửa sạch giã nát vắt lấy nước. Uống nước ép rau sam vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng trước khi ăn khoảng 4 tiếng. Uống liền trong 3 ngày bạn sẽ thấy giun ra ngoài theo phân. Bài thuốc này hữu hiệu với giun kim và giun đũa.
4. Chữa bệnh ho gà
Đun sôi 200ml nước, 30g đường phèn và 100g rau sam sao cho còn khoảng 100ml thì tắt lửa. Ngày uống 3 lần và uống trong 3 ngày liên tiếp, nếu bị nặng uống liên tục trong vòng 1 tuần
5. Trị bệnh trĩ
Lấy rau sam tươi nấu ăn mỗi ngày, nước luộc thì dùng để xông và ngâm trĩ, làm liên tục trong khoảng 1 tháng, bệnh trĩ không nên để lâu chữa càng sớm càng nhanh khỏi
6. Trị đái rắt, đái buốt
Dùng nước rau sam tươi giã nát uống ngày 2 lần
7. Chữa ung thư thực quản
Lấy 30g rau sam tươi, nấu chính rồi cho bột đậu nành và mật ong vào nấu thành cháo, ăn sáng mỗi ngày
8. Chữa ung thư đại tràng
20g rau sam, 20g khổ sâm, 20g bại tương thảo, 20g thổ phục linh, 20g kê nội kim, 20g bạch thược, 8g hoàng liên, 10g tam lăng, 12g hồng đằng, 10g huyền hồ, 10g xuyên hậu phác, 6g cam thảo, 4g xạ hương, sắc uống ngày 1 lần.
9. Chữa lành vết thương
Dùng lá tươi Mã xỉ hiện đắp vào vết thương, giúp vết thương nhanh hồi phục hơn. Cách làm như sau: lấy lá rau sam tươi giã nhỏ đắp vào vết thương và đắp liên tục 7 ngày,ngày thay 1 lần
10. Diệt khuẩn
Chất P.Oleracea trong rau sam có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh lỵ, thương hàn, tụ cầu vàng và các loại nấm. Dùng rau mã xỉ hiện rửa sạch, cho muối vào giã lấy nước uống hằng ngày hoặc có thể dùng rau sam nấu ăn hằng ngày vừa ngon vừa hiệu quả.
11. Ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da
Các chất chống oxy hóa, acid béo không no, vitamin C và omega trong rau sam có tác dụng chống lão hóa hiệu quả. Cách sử dụng rất đơn giản là dùng nước ép rau sam uống hằng ngày hoặc ăn nhiều như thực phẩm trong bữa ăn.
12. Kích thích tử cung co thắt
Chiết xuất P.oleracea có khả năng kích thích tử cung co thắt đối với trường hợp sinh muộn hoặc sau sinh đẩy sản dịch ra ngoài. Tuy nhiên người có tiền sử sinh non thì tuyệt đối không được sử dụng bài thuốc này
13. Chữa bệnh tiểu đường
Luộc 25g rau sam trong 4 lít nước, để sôi 30 phút, sau đó gạn lấy nước uống thay nước , dùng trong 30 ngày rồi ngưng 1 tuần trước khi dùng tiếp
14. Hỗ trợ bệnh nhân Gút
Tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu chính là lý do để sử dụng rau sam trong điều trị bệnh Goute. Luộc chín rau sam khoảng 20 phút rồi dùng nước luộc uống thay nước lọc hằng ngày, kết hợp với thuốc điều trị goute theo đơn của bác sĩ chuyên khoa
15. Tốt cho tim mạch
Với hàm lượng omega-3 dồi dào và kali có trong rau sam giúp điều hòa lượng cholesterol ổn định, tăng sức bền của thành mạch và duy trì huyết áp ổn định. Đun sôi rau sam tươi, lấy nước uống trong 1 tuần hoặc nấu canh/xào rau sam với thịt và sử dụng trong các bữa ăn chính hằng ngày
16. Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể
Mùa hè là thời điểm rau sam phát triển nhất và sẵn có nhất ở nước ta, dùng rau sam tươi nấu thành nước uống hoặc lấy nước ép rau sam uống giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt.
17. Giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Lấy một ít rau sam tươi và 3 lát gừng nấu canh hoặc luộc ăn cả nước và xác. Một đợt điều trị dùng món này kéo dài từ 5-7 ngày.
18. Khả năng chống viêm
Tác dụng chống viêm của rau sam là nhờ thành phần chất nhầy, các khoáng chất và Omega 3. Giúp giảm đau, giảm cảm giác khó chịu, nhất là tại đường tiêu hóa và đường tiết niệu.
19. Trị nấm tóc, nấm chân tay
Dùng rau sam nấu thành cao rồi bôi lên chỗ nấm hoặc đốt rau sam khô lấy tro rắc lên chỗ bị nấm là bài thuốc trị nấm hiệu quả.
Với một cây vô cùng nhỏ bé như rau sam nhưng lại có quá nhiều những tác dụng đối với sức khỏe.
Những lưu ý khi sử dụng rau sam
Để tác dụng của rau sam được phát huy một cách tốt nhất và không để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần lưu ý những điểm sau:
- Không nên rau sam chín quá hay đun sôi lâu quá.
- Phụ nữ có thai, người có các bệnh như đi tiểu lỏng, thể tạng hư hàn, người bị bệnh về thận không nên sử dụng ra sam.
- Những người thường xuyên đi tiêu lỏng, thể tạng hư hàn nếu ăn rau sam cần kết hợp với các thuốc có vị ấm, cay để tránh làm trệ tỳ.
- Người có tiền sử sạn thận nên thận trọng dùng loại dược liệu này.
Trên đây là một số tác dụng của rau sam đối với sức khỏe để bạn tham khảo. Trước khi sử dụng rau sam hay bất kỳ các vị thuốc nào khác thì bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Cung cấp thông tin chính xác, tích cực cho người dân về nông nghiệp, nông sản Việt Nam. Cập nhật tin tức mới nhất về tình hình sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chia sẻ, phổ biến mô hình làm giàu hiệu quả và bền vững. Chia sẻ các kiến thức xã hội trong nhiều lĩnh vực khác như Giáo dục, du lịch,…
- Ăn 1 Tép Tỏi Mỗi Ngày: Tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật
- Chữa Nấc Cụt Theo Cách Đơn Giản Bằng Đông Y
- Xuyên Tâm Liên là cây gì? Thực hư cây Xuyên Tâm Liên điều trị Covid-19
- Sữa bí đỏ tăng cân và liệu nó thực sự hiệu quả?
- Uống mật ong tăng cân được không? 5 Cách uống mật ong để tăng cân
- Tỏi sấy khô có tốt không? 6 công dụng tuyệt vời của tỏi sấy
- Chữa Bệnh Thận, Mỡ Máu, Đái Tháo Đường Bằng “Thần Dược” Núi Rừng
- Tác Dụng Của Cây Khổ Sâm
- Ăn tỏi có tác dụng gì? Những điều tối kỵ cần lưu ý khi ăn tỏi
- “Ngũ Vị Tử” – Dược Liệu Quý Chứ Không Phải Quả Dại Ven Đường