Ăn tỏi có tác dụng gì? Những điều tối kỵ cần lưu ý khi ăn tỏi
(Cập nhật: 15/03/2021 | 20:06)
Thvm – Từ lâu nay tỏi đã là thứ gia vị gắn liền trong hầu hết các món ăn. Thiếu tỏi hương vị ẩm thực sẽ trở lên nhạt nhẽo và mất đi sự cuốn hút. Song, an tỏi có tác dụng gì thì không phải ai cũng nắm rõ cụ thể.
Tỏi là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc, tuy nhiên ăn tỏi có tác dụng gì thì không phải ai cũng biết. Thực tế, tỏi không chỉ giúp cho món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn mà còn có tác dụng trong việc điều trị một số bệnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn về công dụng của tỏi đối với sức khỏe qua bài viết này nhé!
Mục lục
Ăn tỏi có tác dụng gì?
Theo các chuyên gia, trong tỏi có chứa các thành phần dinh dưỡng như: protein; carbs; calo; và các dưỡng chất như vitamin (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, mangan, magie, kali, photpho. Vậy với những thành phần trên, ăn tỏi có tác dụng gì?
Các công dụng của tỏi đối với sức khỏe:
1. Tỏi giúp phòng tránh cảm cúm
Tỏi cung cấp nhiều Allicin cho cơ thể, điều này giúp giảm đến 63% nguy cơ bị cảm cúm. Bên cạnh đó, ăn tỏi cũng giúp giảm 70% thời gian bị cảm, ví dụ bạn bị cảm từ 6 ngày sẽ giảm xuống còn chưa đến 2 ngày, sức khỏe nhanh chóng hồi phục hơn.
2. Trị mụn trứng cá
Trong tỏi có chứa Allicin có tác dụng cản trở hoạt động của các gốc tự do đồng thời tiêu diệt vi khuẩn trên da. Khi ở dạng phân hủy, Allicin chuyển hóa thành Axit Sulfenic tạo nên phản ứng với gốc tự do, điều này giúp phòng tránh mụn cũng như các bệnh ngoài da khác.
3. Ăn tỏi giúp giảm huyết áp cao
Tỏi được xem là dạng thuốc kháng sinh tự nhiên có công dụng giảm huyết áp cao hiệu quả. Theo ước tính của các nhà khoa học, khoảng 600mg đến 1500 mg chiết xuất từ tỏi mang lại hiệu quả giảm huyết áp cao trong 24 tuần.
Ngoài ra, chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh giúp kích thích sản xuất xác tế bào nội mạc, làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, từ đó giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.
4. Ăn tỏi có tác dụng gì trong phòng chống ung thư?
Allicin trong tỏi có tác dụng làm ngừng hoặc làm chậm sự phát triển của các tế báo ung thư trong cơ thể, đặc biệt là các tế bào ung thư đại trực tràng và dạ dày.
Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ chỉ ra rằng tỏi cũng giúp làm giảm tỷ lệ khối u ung thư.
5. Rất tốt cho xương khớp
Trong tỏi chứa các chất dinh dưỡng như vitamin C, kẽm, vitamin B6, mangan cùng với chất chống oxy hóa và enzyme,… Đây đều là những chất có công dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa hình thành mô liên kết và chuyển hóa xương. Thường xuyên ăn tỏi tươi hoặc tỏi sấy sẽ giúp hấp thụ canxi tốt hơn, từ đó xương chắc khỏe hơn.
Nữ giới thường xuyên ăn tỏi sẽ giúp tăng cường nội tiết tố estrogen, làm chậm quá trình loãng xương. Đặc biệt, những người có bệnh về xương khớp, ăn tỏi sẽ thấy những triệu chứng đau nhức xương khớp giảm rõ rệt.
6. Tác dụng của tỏi đối với nam giới
Tăng khả năng tình dục ở nam giới, đặc biệt là các quý ông mắc chứng liệt dương.
Nam giới nên ăn 3-4 nhánh tỏi tươi hàng ngày để giúp giảm cholesterol đồng thời tăng cường khả năng lưu thông máu đi nuôi dưỡng “cậu nhỏ”.
Đàn ông tinh trùng ít nên ăn từ 1 tới 2 tép tỏi hoặc ăn các loại bột tỏi mỗi ngày, liên tục sau khoảng 2 tháng để cải thiện nhé.
Những điều tối kỵ khi ăn tỏi
– Người mắc bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu thì không nên ăn tỏi
– Không nên ăn tỏi khi bị đi tả, bụng đói
– Không ăn tỏi cùng một số loại thực phẩm sau: Trứng, cá trắm, thịt chó, thịt gà.
– Không ăn tỏi nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh về gan
Công dụng của tỏi đối với sức khỏe là không thể phủ nhận, tuy nhiên tỏi thuộc nhóm gia vị cay, ăn thường xuyên, ăn quá nhiều sẽ gây mất cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới mệt mỏi, giảm cân, chán ăn. Nặng hơn có trường hợp còn gây tổn thương thận, khí huyết và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.
Trên đây là những thông tin chi tiết trả lời cho câu hỏi “Ăn tỏi có tác dụng gì?”. Các bạn nhớ bổ sung tỏi cho bản thân và gia đình mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe nhé!
Cung cấp thông tin chính xác, tích cực cho người dân về nông nghiệp, nông sản Việt Nam. Cập nhật tin tức mới nhất về tình hình sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chia sẻ, phổ biến mô hình làm giàu hiệu quả và bền vững. Chia sẻ các kiến thức xã hội trong nhiều lĩnh vực khác như Giáo dục, du lịch,…
Bài viết cùng chuyên mục
- Tỏi sấy khô có tốt không? 6 công dụng tuyệt vời của tỏi sấy
- Củ tỏi trị bệnh gì? Ăn tỏi có lợi cho sức khỏe không?
- Công dụng tỏi đối với sức khỏe? 6+ tác dụng bất ngờ khi ăn tỏi
- 7 Cách chưng yến hạt sen thơm ngon bổ dưỡng dễ thực hiện
- Tác Dụng Của Rau Sam Trong Hỗ Trợ Và Điều Trị Bệnh – Bạn Đã Biết !?
- Mật Ong Làm Lành Vết Thương Tốt Hơn Nhiều Loại Kháng Sinh
- Ăn 1 Tép Tỏi Mỗi Ngày: Tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật
- Chữa Nấc Cụt Theo Cách Đơn Giản Bằng Đông Y
- Xuyên Tâm Liên là cây gì? Thực hư cây Xuyên Tâm Liên điều trị Covid-19
- Sữa bí đỏ tăng cân và liệu nó thực sự hiệu quả?
- Uống mật ong tăng cân được không? 5 Cách uống mật ong để tăng cân
- Tỏi sấy khô có tốt không? 6 công dụng tuyệt vời của tỏi sấy
- Chữa Bệnh Thận, Mỡ Máu, Đái Tháo Đường Bằng “Thần Dược” Núi Rừng
- Tác Dụng Của Cây Khổ Sâm
- “Ngũ Vị Tử” – Dược Liệu Quý Chứ Không Phải Quả Dại Ven Đường