Trang chủ » Sức khỏe » Củ tỏi trị bệnh gì? Ăn tỏi có lợi cho sức khỏe không?

Củ tỏi trị bệnh gì? Ăn tỏi có lợi cho sức khỏe không?

Theo dõi Cổng Thông Tin Thương Hiệu Vùng Miền trên

(Cập nhật: 03/09/2020 | 21:06)

Thvm – Củ tỏi và củ hành là hai loại củ được dùng làm gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp của người Việt. Tuy nhiên, tỏi có nhiều tác dụng hơn hành là nó có thể hỗ trợ cho sức khỏe rất tốt.

Củ tỏi là một trong những loại thực phẩm vô cùng quen thuộc trong nấu ăn. Ngoài những tác dụng làm gia vị giúp món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn thì tỏi còn rất tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ điều trị một số loại bệnh. Đọc bài viết  này để biết thêm những thông tin chi tiết về tỏi và tác dụng của nó nhé!

Củ tỏi là gì? Thành phần dinh dưỡng có trong tỏi

Củ tỏi là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong cây tỏi, 1 củ chứa nhiều tép tỏi. Các tép cũng như củ sẽ được bao quanh bằng 1 lớp màng mỏng.

Về cây tỏi, đây là một loài thực vật thuộc họ Hành, có họ hàng với các loại hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây, v.v…. Thường được sử dụng làm gia vị cho các món ăn, nước chấm,….

Tỏi rất dễ trồng, gặp thời tiết thuận lợi nó sẽ phát triển cực kì nhanh chóng, sinh trưởng tốt trong môi trường nóng, ẩm.

Thành phần của tỏi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: protein; carbs; vitamin (B1,2,3,6), canxi, mangan, sắt, magie, kali, photpho,….

Các chuyên gia còn phát hiện ra rằng trong tỏi chứa chất selen và các nguyên tố vi lượng có chứa chất kháng khuẩn alliin.

Củ tỏi

Những tác dụng của tỏi đối với sức khỏe

Với những thành phần này đã nêu ở phần trên, tỏi mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người và còn có thể hỗ trợ điều trị một số loại bệnh, cụ thể:

1. Phòng tránh cảm cúm

Bổ sung tỏi mỗi ngày giúp cung cấp cho cơ thể nhiều allicin, từ đó giúp giảm đến 63% nguy cơ mắc cảm cúm. Ăn tỏi tươi hoặc tỏi sấy cũng giúp giảm đến 70% thời gian bị cảm, sức khỏe phục hồi nhanh chóng hơn.

2. Trị mụn trứng cá

Hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn cũng như cản trở hoạt động của gốc tự do.. Khi ở dạng phân hủy, allicin chuyển hóa thành axit sulfenic tạo ra phản ứng với gốc tự do, kết quả của phản ứng này giúp phòng tránh mụn, dị ứng và một số bệnh ngoài da khác.

3. Giảm huyết áp

Tỏi được xem như dạng thuốc kháng sinh tự nhiên giúp giảm huyết áp cao hiệu quả không kém các loại thuốc chuyên dùng khác. 

Theo ước tính của chuyên gia, khoảng lượng 600mg – 1500 mg chiết xuất tỏi có thể mang lại hiệu quả giảm huyết áp cao trong 24 tuần. Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng làm giãn cơ trơn, giúp kích thích sản xuất các xác tế bào nội mạc và giãn mạch máu từ đó giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Tỏi củ

Tỏi rất có lợi cho sức khỏe và có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh

4. Phòng chống ung thư

Hợp chất allicin có trong tỏi giúp làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của các tế báo ung thư, đặc biệt là dạng ung thư đại trực tràng và dạ dày. Theo viện nghiên cứu Ung thư Mỹ chỉ ra rằng tỏi có thể giúp làm giảm tỷ lệ khối u ung thư.

5. Phòng tắc nghẽn mạch máu

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thuốc hỗn hợp chứa tỏi có tác dụng như aspirin, giúp phòng tắc nghẽn mạch máu. Các chuyên gia y tế khuyên những người bị bệnh tăng mỡ máu cần ăn 3-4 nhánh tỏi hoặc sử dụng các loại bột tỏi mỗi ngày.

6. Các tác dụng khác

– Chữa bệnh răng miệng: viêm chân răng, viêm khoang miệng, biến chứng sau nhổ răng.

– Chữa bệnh mắt: Nhũ tương tỏi giúp phát triển tế bào biểu mô giác mạc bị tổn thương. 

– Chữa bỏng và lở loét ngoài da

– Chữa màng nhĩ thủng: Vỏ giấy củ tỏi sử dụng để vá màng nhĩ thủng rất hiệu quả.

– Chữa đau thần kinh, phong thấp, đau khớp háng và hệ cơ, phần lưng dưới.

Trên đây là những thông tin về củ tỏi cũng như những lợi ích vô cùng tốt của loại thực phẩm này đối với sức khỏe con người. Cách trồng tỏi cũng rất đơn giản nên các bạn có thể trồng loại gia vị bổ dưỡng này ngay tại nhà để bổ sung cho gia đình hàng ngày nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ: