Tác Dụng Của Cây Khổ Sâm
(Cập nhật: 22/02/2023 | 11:20)
Cây khổ sâm có tên tiếng anh là Croton Tonkinensis Gapnep, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Khổ sâm là một vị thuốc nam chữa hậu sản, đau dạ dày và trị tiêu chảy khá hiệu quả.
Cây khổ sâm có vị đắng và là thành phần trong nhiều bài thuốc dân gian. Khổ sâm có 2 loại, đó là khổ sâm cho lá và khổ sâm cho rễ. Cùng tìm hiểu đặc điểm và tác dụng của nó ngay sau đây.
Mục lục
Đặc điểm của cây khổ sâm
Cây khổ sâm là loại cây nhỏ có độ cao tầm 0,70 – 1m lá mọc cách, hay gần như mọc đối, có khi mọc thành vòng giả gồm 3 – 6 lá. Lá hình mũi mác, mép nguyên dài 5 – 10 cm, rộng 1 – 3 cm. Cả hai mặt lá đều có nhiều lông hình khiên óng ánh (kiểu lông ở lá cây nhót), nhưng mặt dưới nhiều hơn ở mặt trên.
Khi phơi khô mặt lá dưới có mầu trắng bạc, mặt trên có mầu nâu đen. Hoa tự mọc ở kẽ lá hay đầu cành, lưỡng tính hay đơn tính. Hoa đực có năm lá dài, ba vòi nhị, quả gồm ba mảnh vỏ, chín mầu hung hung đỏ.
Khổ sâm mọc hoang hoặc được gây trồng trong vườn làm thuốc không có độc. Lá cây khổ sâm phơi khô hoặc sao khô của có thể chữa được một số bệnh.
Tác dụng của khổ sâm
Cây khổ sâm có 3 tác dụng chính và mang lại hiệu quả tốt cho người sử dụng đó là bài thuốc chữa hậu sản, chữa đau dạ dày và trị tiêu chảy.
Bài thuốc chữa hậu sản hiệu quả
Phụ nữ sau khi sinh nở, thời kỳ cho con bú, độ tuổi trước khi mãn kinh, bụng sôi èo sèo, đầy bụng biếng ăn, trong bụng cồn cuộn, nôn nao dẫn buồn nôn.
Khi thấy triệu chứng như trên chỉ cần hái 50 gam lá khổ sâm tươi hoặc 15 – 20 gam lá khô, thêm vào 600 ml nước, đun còn 200 ml chia làm ba lần uống trong ngày (uống sau bữa ăn), làm như vậy từ 3 – 7 ngày hết bệnh.
>> Có thể bạn quan tâm: Trẻ xem điện thoại nhiều rất dễ “hỏng” dạ dày
Cây khổ sâm chữa đau dạ dày
Lá khổ sâm 15 gam, lá bồ công anh (Lactucaindica) 25 gam, lá khôi (Ardisia Sylvestria) 40 gam, lá và ngọn cây dạ cẩm (Olden Landia Capital Latakuntze) 25 gam (cả bốn vị này đều không có độc).
Tất cả băm nhỏ, phơi gần khô thì xao cho khô. Nước 800 ml đun còn 200 ml chia làm ba lần uống trong ngày (uống sau bữa ăn), uống liên tục mười ngày lại nghỉ ba ngày. Cứ làm như vậy cho đến khi hết đau thì uống thêm một tuần lễ nữa.
Dùng bài thuốc này kiêng bia, rượu, các gia vị cay nóng như ớt, tỏi, tiêu, gừng…
Ngừa đau dạ dày, giúp ăn ngon cơm, tiêu hóa tốt: Lá khổ sâm tươi hoặc khô, hãm như pha trà, thay cho nước uống hằng ngày, liều lượng khô 3 – 5 gam/ấm, tươi 8 – 10 gam/ấm (nước này có vị đắng).
Lá khổ sâm trị tiêu chảy
Hái một nắm lá khổ sâm tươi (Không nên hái những lá bị sâu hoặc dập nát)
Rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng khoảng 15 phút, vớt lên để ráo nước. Trần lá khổ sâm qua nước sôi bằng cách cho lá vào bát dội nước sôi vào rồi nhanh tay vớt ra.
Thêm vài hạt muối, giã nát lá thành một hỗn hợp nhuyễn. Đổ thêm một cốc nước nhỏ vào và lọc hỗn hợp trên qua một tấm vải thật sạch lấy phần nước và bỏ phần bã đi sau đấy cho trẻ nhỏ uống nước khổ sâm đấy.
>>Xem thêm: Tác dụng của chuối hột
Cung cấp thông tin chính xác, tích cực cho người dân về nông nghiệp, nông sản Việt Nam. Cập nhật tin tức mới nhất về tình hình sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chia sẻ, phổ biến mô hình làm giàu hiệu quả và bền vững. Chia sẻ các kiến thức xã hội trong nhiều lĩnh vực khác như Giáo dục, du lịch,…
Bài viết cùng chuyên mục
- Xuyên Tâm Liên là cây gì? Thực hư cây Xuyên Tâm Liên điều trị Covid-19
- Chữa Bệnh Thận, Mỡ Máu, Đái Tháo Đường Bằng “Thần Dược” Núi Rừng
- “Ngũ Vị Tử” – Dược Liệu Quý Chứ Không Phải Quả Dại Ven Đường
- Uống Nước Khổ Qua Rừng Nhiều Có Tốt Không? Cách Dùng Hiệu Quả
- Nấm hầu thủ là gì? Những cơ chế hoạt động tạo nên hiệu quả
- Mật Ong Làm Lành Vết Thương Tốt Hơn Nhiều Loại Kháng Sinh
- Ăn 1 Tép Tỏi Mỗi Ngày: Tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật
- Chữa Nấc Cụt Theo Cách Đơn Giản Bằng Đông Y
- Xuyên Tâm Liên là cây gì? Thực hư cây Xuyên Tâm Liên điều trị Covid-19
- Sữa bí đỏ tăng cân và liệu nó thực sự hiệu quả?
- Uống mật ong tăng cân được không? 5 Cách uống mật ong để tăng cân
- Tỏi sấy khô có tốt không? 6 công dụng tuyệt vời của tỏi sấy
- Chữa Bệnh Thận, Mỡ Máu, Đái Tháo Đường Bằng “Thần Dược” Núi Rừng
- Ăn tỏi có tác dụng gì? Những điều tối kỵ cần lưu ý khi ăn tỏi
- “Ngũ Vị Tử” – Dược Liệu Quý Chứ Không Phải Quả Dại Ven Đường