Trẻ Xem Điện Thoại Nhiều Rất Dễ “Hỏng” Dạ Dày
(Cập nhật: 24/09/2019 | 15:10)
Hiện nay, tình trạng viêm dạ dày ở trẻ em ngày càng tăng nhanh. Nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống, vừa nghịch điện thoại vừa ăn, hay xem tivi, thức khuya chơi game, stress học tập…

Chôm Chôm: Chống Ung Thư, Trị Tiểu Đường, Huyết Áp Cao Cực Tốt
Tình hình viêm loét dạ dày hiện nay ở trẻ em
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai cho biết, tại Khoa Tiêu hóa, có nhiều trường hợp những bệnh nhân nhỏ tuổi bị viêm loét dạ dày khi còn chưa đầy 5 tuổi.
Theo bác sĩ, khi bị viêm loét dạ dày trẻ em có các triệu chứng lâm sàng thường không giống người lớn, thời gian tiến triển của bệnh cũng khác nên dễ bị chẩn đoán nhầm. Có thể trẻ đau bụng trước hoặc sau bữa ăn, đau về đêm, đôi khi là đau bất thường không có thời điểm cố định. Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị, hoặc điều trị sai sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như dễ gây loét sâu, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí gây thủng dạ dày; đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn vị… Về lâu dài, bệnh tiến triển mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Trẻ xem nhiều điện thoại nhiều dễ gây viêm loét dạ dày
Tuy nhiên, thủng dạ dày ở trẻ em là tương đối ít gặp. Hiện nay tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ em ngày càng tăng, nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống, vừa xem tivi hay điện thoại vừa ăn, thức khuya chơi game, stress học tập… Các bậc phụ huynh nên chú ý điều chỉnh lối sống lành mạnh cho sự phát triển của trẻ tránh những vấn đề về sức khỏe đáng tiếc xảy ra.
Còn theo Ths.Bác sĩ Nguyễn Thị Ân – Bác sĩ Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Viêm loét dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa hầu như bất kỳ trẻ em nào cũng từng mắc phải. Vì những triệu chứng viêm dạ dày ở trẻ em khác biệt so với người lớn nên các bậc phụ huynh thường không để ý phát hiện. Hiện tượng viêm dạ dày kéo dài sẽ khiến trẻ bị xuất huyết tiêu hóa hay thậm chí là ung thư dạ dày.
Những dấu hiệu cảnh báo viêm loét dạ dày ở trẻ
Bé biếng ăn, chán ăn
Khi bị viêm dạ dày, bé sẽ chậm tăng cân vì biếng ăn, lười ăn, đặc biệt là nôn ói thường xuyên. Các bậc phụ huynh lại hay cho rằng con giả vờ nôn ói để không phải ăn và càng thúc ép nhiều hơn khiến bệnh dạ dày của con tiến triển tệ hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, mà còn tổn thương tâm lý của trẻ.

Trẻ bị viêm loét dạ dày rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời
Bé hay đau bụng
Các bậc phụ huynh thường hay nhầm lẫn những cơn đau bụng thường hay đau bụng giun với những cơn đau dạ dày để rồi chủ quan không đưa trẻ đi khám. Theo số liệu thống kê, trong 60% đứa trẻ nhập viện do viêm dạ dày thì hết một nửa là đau bụng kéo dài trên 3 tháng mà chưa được điều trị, dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày,…
Vì thế, bạn cần lưu ý khi trẻ đau bụng thất thường, tái đi tái lại nhiều lần và thường là trước hoặc sau khi ăn. Vị trí đau dạ dày ở trẻ cũng khác biệt so với người lớn: đau ở trên rốn hoặc quanh rốn. Cơn đau thường diễn ra về đêm, khiến trẻ tỉnh giấc, âm ỉ kéo dài hay dữ dội trong vài chục phút đến hàng giờ liền.
Bé hay bị đầy hơi, ợ chua, khó tiêu
Đầy hơi và ợ chua là dấu hiệu viêm dạ dày phổ biến ở trẻ, thế những bé sẽ gặp khó khăn khi miêu tả triệu chứng này, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi. Đồng thời, dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản và họng khiến bé hay bị ho, ợ hơi, ợ chua. Nếu như không được điều trị sớm, bé có thể bị viêm loét dạ dày nặng đến chảy máu.
Bé hay nôn ói, có khi ói ra máu
Như đã đề cập, nôn ói là một trong những triệu chứng đau dạ dày thường gặp ở trẻ, thường là ở các bé dưới 2 tuổi. Do hay nôn ói nên khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bé sẽ kém, dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, suy dinh dưỡng. Khi tình trạng bệnh nặng hơn, viêm dạ dày sẽ gây xuất huyết mạch máu, khiến bé ói ra máu, nếu như không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tính mạng.

Nôn ói là một trong những dấu hiệu của viêm loét dạ dày
Bé đi phân đen hoặc máu
Thống kê cho thấy hơn 50% số ca trẻ em nhập viện do xuất huyết bao tử bị tình trạng đi ngoài phân đen hoặc có máu tươi. Tuy nhiên do thói quen của phụ huynh Việt Nam ta không hay quan sát phân của trẻ nên khó có thể lưu ý tình trạng bệnh dạ dày của trẻ từ sớm.
Xanh xao, hay chóng mặt
Một vài trường hợp trẻ bị viêm loét dạ dày và xuất huyết kéo dài trong nhiều ngày, dẫn đến tổn thương mạch máu tệ hơn là thiếu máu mạn tính.
Trào ngược dạ dày
Dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản và họng khiến bé hay bị ho, ợ hơi, ợ chua.
Ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường trên, phụ huynh hãy đưa trẻ đến ngay với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chính xác. Vì một tương lai tươi sáng, các ông bố bà mẹ hãy quan tâm đến con em mình nhiều hơn, định hướng cho con những thói quen lành mạnh.
- Có thể bạn quan tâm: 10 bài thuốc dân gian chữa ho hiệu quả
Bài viết cùng chuyên mục
- Uống Nước Khổ Qua Rừng Nhiều Có Tốt Không? Cách Dùng Hiệu Quả
- Uống trinh nữ hoàng cung kiêng ăn gì? Hướng dẫn cách nấu
- Bật Mí Cách Chưng Yến Thơm Ngon Nhiều Dinh Dưỡng
- Bột tỏi có tác dụng gì đối với sức khỏe – Nên hay không sử dụng bột tỏi
- Tỏi sấy khô – Công dụng và cách sử dụng
- Nấm hầu thủ là gì? Những cơ chế hoạt động tạo nên hiệu quả
- Củ tỏi trị bệnh gì? Ăn tỏi có lợi cho sức khỏe không?
- Tác Dụng Của Dừa Trong Chữa Bệnh Và Bảo Vệ Sức Khỏe
- Công dụng tỏi đối với sức khỏe? 6+ tác dụng bất ngờ khi ăn tỏi
- 9 Cây Dược Liệu Quý Cho Sức Khỏe Người Việt