Mắc Bệnh Này Cần Tuyệt Đối Kiêng Cá Chép
(Cập nhật: 28/05/2019 | 14:26)
Cá chép là món ăn ngon, bổ, nhưng có thể gây độc cho cơ thể, thậm chí chết người với một số người đang mắc bệnh hoặc đang điều trị thuốc đông y có cam thảo.
Mục lục
Đặc tính của cá chép
Cá chép là một loại thực phẩm thường dùng trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt với giá trị dinh dưỡng cao, giàu hương vị rất tốt cho sức khỏe
Đặc biệt, với đặc thù thịt béo, dày, ít xương, mùi vị ngọt, thớ thịt trắng, cá chép được chế biến thành rất nhiều món ăn như: Hấp, nấu canh, rán hay om dưa… Trong y học cổ truyền, thịt, đầu và vây loại cá này đều có tác dụng như một loại thuốc quý chữa nhiều bệnh.
Theo Đại tá Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam trong Đông y, thịt cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng lợi tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh; bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy. Cá chép còn được coi là thuốc tốt chữa bệnh phụ nữ.
Những bệnh tuyệt đối kiêng cá chép
Cá chép nhiều tác dụng là thế, tuy nhiên, không phải ai cũng được phép sử dụng thoải mái loại cá này. Dưới đây là một số trường hợp không nên ăn cá chép vì có thể mang hoạ:
Do cá chép có tính dương thì vậy không nên ăn cùng thịt gà do thịt gà cũng có tính ấm. Không nên ăn cá chép cùng với thịt chó vì có thể sinh ra độc tố không có lợi cho sức khỏe. Người đang uống thuốc đông y có thành phần cam thảo tuyệt đối không nên ăn cùng cá chép có thể sinh ra độc tố gây chết người.
Người bị bệnh gan, thận
Thịt cá chép rất giàu chất đạm, người bị bệnh gan lại cần giảm lượng protein, kiểm soát lượng đạm ăn vào cơ thể hàng ngày không vượt quá ngưỡng cho phép. Vì vậy người bị bệnh gan, cần tuyệt đối không nên ăn cá chép.
Ngoài ra, đối với những người đang mắc bệnh về sỏi thận, bệnh về đường tiểu (sỏi) cũng không nên ăn cá chép. Bởi những bệnh nhân này, cần phải kiểm soát lượng axit uric, nếu axit này tăng quá cao sẽ là nguyên nhân cho quá trình hình thành sỏi.
Mặt khác, cá chép lại là một trong những thực phẩm giàu kali nên những bệnh nhân mắc các vấn đề về thận (suy thận) tốt nhất không nên ăn để tránh tình trạng bệnh thêm nặng.
Bệnh nhân có bệnh xuất huyết, chảy máu
Thành phần dinh dưỡng có trong cá chép giàu chất axit eicosapentaenoic, thành phần này sẽ gây ra sự ức chế tập tiểu cầu, chống lại bệnh huyết khối và những triệu chứng liên quan đến xuất huyết.
Các bệnh nhân có các bệnh liên quan đến xuất huyết như dị ứng, cơ thể thiếu vitamin C xuất phát chủ yếu do cơ chế chảy máu bất thường, biểu hiện các dạng khác nhau của chứng chảy máu… Khi bị các bệnh này, thì bệnh nhân không nên ăn cá chép.
Người bị bệnh Gút (Gout)
Theo các chuyên gia, những người bị bệnh Gout cần tuyệt đối không nên ăn cá chép. Bởi cá chép là một trong những thực phẩm có chứa lượng Purine (đây là nguyên nhân gây nên bệnh Gout).
Do đó, những người đang trong giai đoạn điều trị bệnh Gout cấp tính cần tránh xa, không ăn cá chép để bảo đảm sức khỏe.
Người bị dị ứng với cá chép
Tuy thành phần dinh dưỡng trong cá chép khá cao, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được loại thực phẩm này, và những người có thể trạng dễ bị dị ứng là một trong số đó.
Theo các bác sĩ, cá chép có khả năng gây mẫn cảm đối với những người bị dị ứng cao hơn những loại cá khác, khiến cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
Vì vậy, ai dễ mẫn cảm, dị ứng cũng nên “xem xét” thật kĩ lưỡng trước khi ăn loại cá này.
Quý độc giả có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại https://thvm.vn/
Cung cấp thông tin chính xác, tích cực cho người dân về nông nghiệp, nông sản Việt Nam. Cập nhật tin tức mới nhất về tình hình sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chia sẻ, phổ biến mô hình làm giàu hiệu quả và bền vững. Chia sẻ các kiến thức xã hội trong nhiều lĩnh vực khác như Giáo dục, du lịch,…
Bài viết cùng chuyên mục
- Mật Ong Làm Lành Vết Thương Tốt Hơn Nhiều Loại Kháng Sinh
- Ăn 1 Tép Tỏi Mỗi Ngày: Tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật
- Chữa Nấc Cụt Theo Cách Đơn Giản Bằng Đông Y
- Xuyên Tâm Liên là cây gì? Thực hư cây Xuyên Tâm Liên điều trị Covid-19
- Sữa bí đỏ tăng cân và liệu nó thực sự hiệu quả?
- Uống mật ong tăng cân được không? 5 Cách uống mật ong để tăng cân
- Tỏi sấy khô có tốt không? 6 công dụng tuyệt vời của tỏi sấy
- Chữa Bệnh Thận, Mỡ Máu, Đái Tháo Đường Bằng “Thần Dược” Núi Rừng
- Tác Dụng Của Cây Khổ Sâm
- Ăn tỏi có tác dụng gì? Những điều tối kỵ cần lưu ý khi ăn tỏi