Trang chủ » Tin Tức » Tin Tức Nông Nghiệp » Áp dụng công nghệ cao trong sản xuất

Áp dụng công nghệ cao trong sản xuất

Theo dõi Cổng Thông Tin Thương Hiệu Vùng Miền trên

(Cập nhật: 24/10/2023 | 10:57)

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất trong quá trình phát triển đất nước ta, với hơn 75% dân số sống bằng nghề nông và 70% diện tích đất được sử dụng cho nông nghiệp. Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến tích cực trong việc sản xuất hàng hóa lớn thông qua việc áp dụng công nghệ cao.

Vậy việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất này như thế nào, những lợi ích và thách thức của nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh hiện nay như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bên dưới đây của THVM.

Áp dụng công nghệ cao trong sản xuất là gì?

Áp dụng công nghệ cao trong sản xuất là việc sử dụng các công nghệ tiên tiến, như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT), máy học và robot hóa để tăng cường hiệu suất và năng suất trong quá trình sản xuất. Công nghệ cao có thể được áp dụng trong các lĩnh vực như tự động hóa quy trình sản xuất, quản lý thông tin và dữ liệu, quản lý chuỗi cung ứng, kiểm soát chất lượng và nâng cao sự linh hoạt trong sản xuất.

Lợi ích của việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất

Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại nhiều lợi ích to lớn như sau:

  • Tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của xã hội, bao gồm cả những người thu nhập thấp. Điều này là nhờ khả năng tạo ra khối lượng sản phẩm lớn với giá bán rẻ hơn.
  • Tạo ra một lượng lớn hàng hóa với chất lượng cao và đồng đều. Điều này giúp tham gia vào chuỗi giá trị và thương mại toàn cầu bằng cách đáp ứng yêu cầu về nguồn cung ứng và chất lượng sản phẩm theo tiêu chí của thị trường và có khả năng truy xuất nguồn gốc.
  • Tạo thu nhập lớn cho doanh nghiệp thông qua việc tạo ra năng suất sản phẩm tối đa trên mỗi đơn vị tài nguyên sử dụng với giá thành thấp nhờ quy mô sản xuất lớn và áp dụng các công nghệ sản xuất hiệu quả.
  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho địa phương và quốc gia thông qua việc gia tăng doanh thu từ sản xuất, tăng thuế từ doanh nghiệp và đồng thời tạo ra các dịch vụ hỗ trợ mới.
  • Tạo thêm công ăn việc làm cho một số bộ phận dân cư và cung cấp cơ hội khởi nghiệp cho doanh nghiệp địa phương thông qua việc hình thành các thị trường sản phẩm có giá trị gia tăng mới.
  • Tạo giá trị gia tăng cho một số sản phẩm địa phương (bao gồm cả phụ phẩm nông nghiệp), hình thành các sản phẩm hàng hóa đặc sản chủ lực của quốc gia, vùng và địa phương (mỗi làng có một sản phẩm riêng).

áp dụng công nghệ cao trong sản xuất

Những thách thức của việc ứng dụng công nghệ cao hiện nay

Bên cạnh những lợi ích, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đang gặp phải nhiều thách thức. Cụ thể:

Khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư

Khó khăn lớn nhất là thu hút vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo công nhân và tiêu thụ sản phẩm. Để khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao trong tương lai, cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất tiếp cận nguồn vốn; mở rộng và nâng cao các tiêu chuẩn để các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực này có thể tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng.

Đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức về khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, nguồn nhân lực có chuyên môn và được đào tạo ở nước ta hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn rất hạn chế so với yêu cầu hội nhập và phát triển. Đặc biệt, ở những vùng miền kinh tế kém phát triển, còn tồn tại nhiều khó khăn, đây là rào cản lớn trong việc xây dựng quy mô một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Vì vậy, cần tăng cường đào tạo nghề cho nông dân qua các khóa đào tạo kiến thức và kỹ năng để áp dụng sản xuất nông nghiệp hiện đại, giúp họ cải thiện kỹ năng sản xuất, hình thành tư duy thị trường và năng lực tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Đồng thời, cần chú trọng cập nhật nội dung và chương trình đào tạo cho đội ngũ chuyên gia và cán bộ khoa học công nghệ chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp lý thuyết với thực hành.

Thách thức trong việc quy hoạch đất đai

Đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao hiện vẫn còn nhỏ lẻ, chưa có chính sách quy tụ để mở rộng sản xuất, việc quy tụ đất đai và tập trung ruộng đất còn chậm.

Thị trường tiêu thụ còn hạn chế

Một trong những khó khăn lớn của sản xuất nông nghiệp cao ở nước ta là thị trường tiêu thụ chưa có sự kết nối giữa đầu vào và đầu ra. Nhiều sản phẩm nông sản theo mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiêu thụ trên thị trường vẫn còn hạn hẹp, khả năng cạnh tranh kém cả trong và ngoài nước.

Để ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, cần xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản, liên kết thực hiện đồng bộ các khâu từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, nhất là kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đồng thời, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp công nghệ cao cần phải đầu tư chuyển dần sang chế biến. Cần coi trọng thị trường trong nước bằng cách giảm giá bán sao cho đại đa số người tiêu dùng đều có thể mua được.

Hiện nay, phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng tất yếu trong sự phát triển của ngành nông nghiệp. Để xây dựng một hệ thống sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, với năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, người nông dân và nhà sản xuất nông sản cần đầu tư thời gian và công sức để tìm hiểu, mạnh dạn áp dụng các công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp của mình. Chúc bà con thành công!

Nguồn: https://trungtamphantichchungnhanhanoi.gov.vn/nong-nghiep-cong-nghe-cao/

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ: