Trang chủ » Khuyến Nông » Nuôi Trùn Quế: Mô Hình Kinh Doanh Hiệu Quả

Nuôi Trùn Quế: Mô Hình Kinh Doanh Hiệu Quả

Theo dõi Cổng Thông Tin Thương Hiệu Vùng Miền trên

(Cập nhật: 29/11/2023 | 14:05)

Mô hình nuôi trùn quế mới xuất hiện ở Quảng Ngãi vài năm gần đây, từ vài hộ nuôi thử nghiệm, nay đã có hàng trăm hộ nuôi khắp các nơi trong tỉnh.

Phân trùn quế (hay còn gọi là phân giun quế) là một phương pháp chuyển đổi phân chuồng và phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ giàu dinh dưỡng cho cây trồng. Mô hình nuôi trùn quế vẫn chưa được nhân rộng và khai thác đúng tiềm năng của nó do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế. Do đó, để nghề nuôi trùn quế trở thành một mô hình làm giàu cho bà con nông dân, hãy cùng Thvm tìm hiểu về nuôi trùn quế qua bài viết dưới đây nhé.

Vài trò của trùn quế trong chăn nuôi

Hiện giờ lượng trùn cung cấp thức ăn cho hơn 100 con gà, một hồ nuôi cá rô phi và còn bán được tiền (100-120 nghìn đồng/kg). Nuôi trùn quế có thể tận dụng mọi diện tích, nuôi trong những vật dụng đã cũ, chúng sinh sôi và phát triển rất nhanh.

Theo chị Võ Thị Thảo ở thôn Điền Chánh (xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa), ban đầu chị nuôi thử 3kg trùn, thấy hiệu quả nên tăng quy mô nuôi đồng thời xây ao nuôi lươn, hiện thu từ mô hình “bò-trùn-lươn” hơn 100 triệu đồng/năm.

 Nuôi trùn quế

Đối với nhà nông, ngoài trồng trọt thì chăn nuôi là nghề để tích luỹ làm giàu, nhà nào nuôi trâu, bò sẽ có một lượng phân lớn để nuôi trùn quế. Gia đình nào không có nguồn phân chuồng sẵn thì có thể mua với giá rẻ ngay ở địa phương. Như hộ anh Nguyễn Văn ở xã Phổ Văn (huyện Đức Phổ) tuy không nuôi trâu, bò nhưng vẫn nuôi trùn với diện tích tới 500m2, mỗi năm thu khoảng 30 tấn trùn.

Công tác chuẩn bị

Dụng cụ

Cây chĩa 6 răng: Đây là một công cụ vô cùng hữu ích và cần thiết trong việc xới, thu hoạch và chăm sóc giun quế. Không có dụng cụ nào khác có thể thay thế được vai trò của cây chĩa này, vì sử dụng các dụng cụ khác có thể gây tổn thương cho giun.

Tấm che phủ: Thường được làm bằng bao tải đay hoặc chiếu cói, đây là những vật liệu tốt nhất để làm tấm che phủ. Đặc điểm của giun là chúng thích ăn và cặp đôi sinh sản trên bề mặt luống giun, nhưng để giun tăng năng suất sinh sản, chúng cần môi trường ẩm ướt và tối tăm. Vì vậy, người ta sử dụng tấm che phủ để tạo ra bóng tối cho giun, giúp chúng liên tục ở trên bề mặt luống, ăn thức ăn và sinh sản. Tấm che phủ cũng có vai trò giữ cho luống giun luôn đủ độ ẩm.

Thùng tưới: Để tưới nước cho luống giun, người ta thường sử dụng các loại thùng có vòi sen, tương tự như những thùng tưới rau. Nếu không có thùng tưới, có thể dùng phương pháp vẫy nước qua sàn rổ để tưới nước cho giun.

Gáo múc thức ăn: Để cho tiện lợi trong việc múc nước để đưa vào luống giun, có thể sử dụng gáo múc nước bằng nhựa có cán (loại có dung tích 1 – 2 lít) hoặc mũ bảo hộ lao động bằng nhựa có cán được buộc thêm bằng tre trúc, với chiều dài khoảng từ 1 – 1,5 mét.

Cơ sở chuồng trại

Chuồng nuôi giun cần được đặt ở nơi thoáng mát, tránh ngập úng và không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Ngoài ra, cần có nguồn nước sạch và được tưới thường xuyên. Chuồng cũng nên có khả năng thoát nhiệt và thoát nước tốt. Đồng thời, cần đảm bảo các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm. Để ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại thiên địch như kiến, cóc, nhái, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Hố hoặc bể nuôi giun quế cần được trang bị mái che để tránh mưa nắng. Ban đêm, nên sử dụng đèn sáng, đặc biệt khi có mưa gió để tránh giun bò đi nơi khác. Việc lựa chọn phương pháp nuôi giun tùy thuộc vào khả năng và quy mô kinh doanh của chúng ta. Có thể sử dụng các phương thức như nuôi giun trong hố đất, nuôi trong thùng hộp và nuôi trong bể xây dựng.

Cách nuôi trùn quế tại nhà

Theo kinh nghiệm của anh Bình, để nuôi trùn quế cần lưu ý là trùn rất sợ ánh sáng nên phải che chắn chuồng thật kỹ. Chuồng được che phủ bằng lá dừa, rơm rạ là tốt nhất vì vừa tạo được bóng mát, vừa giữ được độ ẩm. Chuồng trại phải bảo đảm thông thoáng, không khí ra vào lưu thông. Chất nền phải đạt các yếu tố sau: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng.

Sau khi thả giống được 2 ngày, tiến hành cho trùn ăn, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 2,5 kg phân bò/m2 mặt luống. Quan sát bề mặt bể nuôi khi thấy lớp phân đã tơi xốp và không còn thức ăn cũ thì ta tiếp tục cung cấp thức ăn mới cho chúng (thường cho trùn ăn 1 lần/ngày).

Cách nuôi trùn quế tại nhà

Chú ý không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt, điều này khiến cho trùn giảm khả năng sinh sản. Để có được độ ẩm và nhiệt độ thích hợp cho trùn, mỗi ngày ta nên tưới phun 1-2 lần nước vào hốc nuôi.

Cách khai thác trùn anh Bình làm rất đơn giản. Mỗi ngày anh mang một cái chậu nhôm to rồi lấy lớp sinh khối trùn cho vào (lớp sinh khối có độ sâu cách bề mặt của bể 15-20 cm). Chỉ cần chờ một lúc là tất cả trùn chui hết xuống đáy chậu. Lấy trùn xong anh lại thả lớp sinh khối ấy vào vị trí cũ của bể nuôi, vì trong đó đang chứa tới gần 80% kén trùn.

Trùn là loài lưỡng tính, mỗi con đều có cả bộ phận sinh dục đực (tinh hoàn) và bộ phận sinh dục cái (buồng trứng). Trùn sinh sản quanh năm, trung bình một tuần một lần. Sau 2 tháng lượng trùn được nhân đôi, có thể tách trùn để nhân luống (hộc) hoặc cho gia súc, gia cầm ăn. Trước khi nhân luống phải cho trùn ăn. Lúc này trùn tập trung trên bề mặt luống, ta lấy phần trên của luống khoảng 15-20cm bỏ vào luống mới và tiếp tục cho phân vào luống cũ cho đến khi đầy luống.

Mô hình nuôi trùn quế tại Quảng Ngãi

Anh Vũ Thế Sơn – Q. Trưởng trạm Khuyến nông Bình Sơn dẫn chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi trùn quế của anh Kiều Đức Bình ở thôn Mỹ Tân (xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn). Anh Bình cho biết, năm 2005 anh vào huyện Củ Chi (TP HCM) để tham quan học tập và mua giống trùn về nuôi.

Anh mua 800 kg giống trùn với giá 5.000 đồng/kg sinh khối (cả phân và trùn giống) hết 4 triệu đồng. Trại nuôi trùn của anh được thiết kế 10 hộc, mỗi hộc 4m2, chiều cao của hộc nuôi khoảng 0,4m, được xây bằng gạch.

Theo anh, kích cỡ hộc nuôi có chiều dài và rộng tuỳ theo điều kiện của từng nhà, nhưng chiều cao thì phải xây từ 40cm trở lên, dưới đáy chỉ cần láng một lớp vữa 1cm. Trước khi thả giun giống ta rải ở đáy bể một lớp phân hoai mục 70% và 30% đất màu trộn đều có độ dày khoảng 5cm.

Cách thả giun giống tốt nhất là thả sinh khối. Khi đi mua giống ta lấy lớp phân có độ sâu cách bề mặt của bể 15- 20cm. Vì lớp phân này chứa 10-20% giun, còn lại là 80-90% kén giun và phân giun.

Khi mua khối sinh khối giun này về ta thả nguyên chúng vào đáy hộc (luống) nuôi giun của mình. Nhà anh cũng không nuôi trâu bò, anh Bình mua phân bò ngay tại địa phương với giá khoảng 160 nghìn đồng/tấn để bón cho trùn quế.

>> Đọc thêm: Kỹ thuật nuôi heo rừng

5/5 - (4 bình chọn)
Chia sẻ: