Các biện pháp cải tạo đất hiệu quả cho nhà nông làm giàu
(Cập nhật: 14/01/2023 | 16:40)
Với việc áp dụng nhiều biện pháp cải tạo đất ngày càng thể hiện rõ rệt tầm quan trọng và sự cần thiết, cấp bách. Giá trị từ cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã được thấy rõ từ biến chuyển tích cực về việc giải quyết nạn đói, bảo đảm an ninh lương thực và cải thiện đời sống nông thôn.
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nền nông nghiệp ngày càng phát triển nhanh chóng nhưng trong quá trình canh tác lâu năm khiến cho đất canh tác của chúng ta mất đi độ phì nhiêu và màu mỡ của nó. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có các biện pháp cải tạo đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn biện pháp cũng như cách cải tạo đất khô cằn, đất xám bạc màu, đất chua, đất phèn, đất mặn.
Mục lục
Tìm hiểu cải tạo đất là gì?
Đất là một dạng vật chất bao gồm các chất khoáng, chất hữu cơ, không khí, nước và các sinh vật có khả năng duy trì sự sống cho thực vật trên bề mặt trái đất. Cho nên đất rất là quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nếu đất xấu thì sẽ làm cây trồng không đạt năng suất và có thể chết đi. Chính vì vậy, việc cần phải cải tạo, duy trì và phát triển đất bền vững là rất quan trọng.
Việc hình thành đất là một quá trình phức tạp và diễn ra lâu dài. Thông qua rất nhiều năm, đất được tích lũy từ giai đoạn phong hóa, kết hợp cùng với các khoáng chất là chất liệu hữu cơ, vì vậy chúng ta có thể nói đất không thể tự sinh sôi nảy nở. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng phù hợp với mỗi mục đích, chúng ta cần thực hiện các phương pháp sử dụng bảo vệ và cải tạo đất hợp lý.
Cải tạo đất chính là một phương pháp sử dụng những công nghệ cụ thể để duy trì các điều kiện thuận lợi của đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, nhằm nâng cao sức khỏe cho đất và độ bền cho cây một cách hiệu quả nhất, xây dựng nền móng vững chắc để hướng tới nông nghiệp hữu cơ trong tương lai gần.
Hơn nữa cải tạo đất là làm cho đất tơi xốp, thông thoáng cân đối lại lượng dinh dưỡng trong đất nhằm nâng cao chất lượng nông sản, ổn định độ pH giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cải tạo đất cũng giúp cân bằng lại hệ thống vi sinh vật vốn có nhằm kiểm soát nấm và các mầm bệnh trong đất.
Cải tạo đất có nghĩa là chúng ta thay đổi tính chất đất các vùng đất là kết quả của một số biện pháp cải tạo đất. Trong các hình thức cải tạo đất thì hình thức tưới và tiêu là 2 hình thức phổ biến nhất.
Mục đích của việc cải tạo đất
Ngày nay, mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ nhưng không thiếu tình trạng đất bị tha hóa, cằn cỗi. Tình trạng này đang ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là do trong canh tác bà con nông dân đã làm sai cách. Đặc biệt là việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu. Điều này khiến cho đất bị thoái hóa, cây không thể sinh trưởng, côn trùng gây hại phát triển mạnh.
Vì thế việc sử dụng các biện pháp cải tạo đất là cần thiết để phòng chống sâu bệnh hại cây trồng. Việc cải tạo đất đem lại rất nhiều lợi ích, có thể kể đến việc giúp đất khỏe hơn để có thể chống chịu khí hậu khắc nghiệt. Mang đến nhiều dinh dưỡng hơn cho cây trồng, giúp cây trồng có năng suất cao. Cây hấp thụ dưỡng chất nhanh hơn, dễ hơn để sinh trưởng và phát triển. Cây sinh trưởng nhanh, tốt và không bị sâu bệnh, côn trùng gây hại. Tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm nông sản sau khi thu hoạch.
Cải tạo đất là cải tạo sự sống, hệ sinh thái cho đất nên nhờ đó mà năng suất cây trồng sẽ tăng lên nhờ được bồi đắp lượng lớn các chất hữu cơ, bổ sung chất hữu cơ cũng cần phải tiến hành liên tục, đều đặn đọc biệt là đối với những vùng đất bị thoái hóa khô cằn.
Lợi ích của việc cải tạo đất đã được các nhà khoa học nông nghiệp nghiên cứu từ lâu, cụ thể:
- Làm giảm quá trình thoái hóa của đất. Nâng cao tính bền vững của canh tác
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất làm cho đất màu mỡ hơn
- Hạn chế được lượng nước tưới vào đất khi độ ấm và nhiệt độ đất luôn đảm bảo
- Đất thoát nước tốt hơn trong mùa mưa lũ giúp hạn chế tối đa việc cây bị úng nước, úng rễ
- Độ pH trong đất luôn ổn định, hạn chế tối đa nấm bệnh, tuyến trùng phát triển
- Lượng dinh dưỡng trong đất luôn được cân bằng giúp tạo ra các loại nông sản chất lượng, an toàn
- Các loại cây trồng trên đất đã được cải tạo sẽ luôn phát triển khỏe mạnh nhờ có một bộ rễ và một nền đất tốt
- Tăng độ che phủ đất, hạn chế chống xói mòn, rửa trôi đất. Giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết đến khả năng sản xuất
Để hiểu rõ hơn mục đích của việc cải tạo đất, mời bà con đọc ngay bài viết: Vì sao cần cải tạo đất?
Một số phương pháp cải tạo đất hiệu quả nhất hiện nay
Đứng trước thách thức về việc cải tạo đất bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng chưa thật sự được giải quyết triệt để lại khiến cho nền nông nghiệp nước ta đứng trước thách thức to lớn. Do đó, việc áp dụng các phương pháp cải tạo đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà cả về tương lai. Dưới đây là mốt số phương pháp cải tạo đất hiệu quả.
Cho đất nghỉ ngơi và để ải sau khi thu hoạch
Sau mỗi vụ thu hoạch, bà con hãy làm sạch cỏ ở khu vườn và xới đất lên rồi để phơi nắng từ 3-5 ngày. Mục đích của biện pháp cải tạo đất này là cho đất có thời gian nghỉ ngơi sau một vụ trồng trọt, giúp cho đất trồng thông thoáng và hấp thu được nhiều lượng oxy, khí Nitơ trở nên tơi xốp hơn.
Bên cạnh đó, việc phơi nắng như vậy sẽ làm nhiệt độ của đất tăng cao và có thể diệt trừ được nhiều mầm mống bệnh gây hại cho cây trồng.
Cày xới sau mỗi vụ canh tác
Cày xới đất giúp không khí được bổ sung vào đất. Cày xới sau mỗi vụ giúp bổ sung không khí vào đất. Tạo điều kiện để rễ cây được hô hấp và phát triển khỏe mạnh. Rễ cây khỏe mạnh là nên tảng cho những vụ mùa bội thu.
Đối với đất trồng rau màu thì biện pháp làm đất, cày tơi tầng đất mặt, bón hữu cơ và đánh rãnh nước nhằm tăng cao độ phì nhiêu, thông thoáng. Tuy nhiên, biện pháp cải tạo đất này này cũng có những hạn chế đối với đất bạc màu như chỉ cày xới khi bón phân, làm cỏ, nếu quá lạm dụng sẽ làm đất mất nước, hệ vi sinh vật đang phục hồi sẽ chết.
Sử dụng phân bón hữu cơ
Bổ sung phân hữu cơ với phân chuồng, phân xanh là một trong những biện pháp cải tạo đất tốt nhất. Bên cạnh đó là các loại phụ phẩm trong quá trình canh tác như: than bùn,rơm, rạ. Với phân chuồng, phân xanh cần ủ kỹ để hạn chế vi khuẩn và nấm.
Việc sử dụng phân hóa học phá vỡ cấu trúc tự nhiên của đất canh tác, giảm phì nhiêu, hạn chế năng suất. Muốn hạn chế tình trạng này để đẩy mạnh sản xuất phát triển nông nghiệp bền vững. Việc cần thiết là áp dụng các biện pháp cải tạo đất để có hiệu quả tối ưu.
Cụ thể, bà con có thể sử dụng:
- Phân bò: Với những khu đất trồng bị bạc màu, cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng chính là dùng phân bò đã qua xử lý để cải tạo đất. Loại phân này giúp đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Trộn theo tỷ lệ 1 bao phân bò 10dm3 + 1 bao đất tribat 10dm3, sử dụng được khoảng 5 thùng xốp.
- Phân cá: Trong quy trình cải tạo đất thoái hóa, phân cá không chỉ là nguồn đạm hữu cơ thay thế cho phân bón hóa học mà còn cung cấp hàm lượng đa, trung và các vi chất thiết yếu. Bà con chỉ cần trộn trực tiếp phân cá vào đất hoặc phun, xịt sẽ giúp đất trở nên tơi xốp hơn và giàu dinh dưỡng hơn.
- Phân trùn quế: Đây được xem là biện pháp cải tạo đất vườn đem lại hiệu quả cao nhất. Để cải tạo, hãy lấy từ 5 – 6 kg phân trùn quế đã qua phơi khô rồi trộn với đất, sau đó gieo hạt mầm để trồng. Đây cũng là cách xử lý đất trước khi trồng rau được nhiều người sử dụng. Cây trồng sẽ được bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cực lớn, khỏe mạnh; đất vườn luôn có độ ẩm, tơi xốp.
Bảo vệ nguồn dinh dưỡng trong đất
Đất là yếu tố quan trọng bởi các giá trị dinh dưỡng mà đất cung cấp cho tự nhiên. Khi muốn cải tạo đất, điều đầu tiên bạn cần quan tâm đó là phải làm sao để bảo vệ chất lượng của đất, các chất dinh dưỡng trong đất bao gồm khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và chất hữu cơ. Khi được kết hợp cùng nước, không khí, sinh vật, sẽ tạo nên nhiều nguyên tố dinh dưỡng tăng thêm hoặc giảm bớt dưới sự tác động của con người và quá trình phát triển của đất.
Cải tạo đất chính là cải tạo môi trường sống cho các vi sinh vật có lợi, đồng thời đất sạch sẽ cung cấp khả năng sản xuất nông nghiệp chất lượng. Ngày nay phương pháp sử dụng đất phổ biến đảm bảo duy trì giá trị trong đất chính là giữ nguyên cấu trúc vốn có của đất.
Sử dụng thủy lợi để cải tạo đất
Một trong các biện pháp cải tạo đất quan trọng là biện pháp thủy lợi, và tận dụng tài nguyên nông nghiệp là biện pháp thủy lợi. Đặc biệt trong vấn đề cải tạo đất bạc màu. Thủy lợi đẩy mặn và trữ nước cho mùa khô. Chủ động nước tưới tiêu với hệ thống kênh mương sẽ cải thiện đất bạc màu, cải thiện tính lý hóa trong đất, độ tơi xốp, tăng kết dính của cơ cấu đất. Phát triển hệ vi sinh vật đất, tạo điều kiện hấp thu dinh dưỡng cho cây trồng.
Việc chủ động nước tưới tiêu bằng một hệ thống kênh mương nhằm cải thiện độ phì đất bạc màu, tăng độ ẩm, cải thiện đặc tính lý hóa trong đất, cải thiện độ tơi xốp đất mặt, tăng tính kết dính của cơ cấu đất, hệ vi sinh vật đất phát triển tốt hơn. Từ đó cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng này tạo điều kiện cho cây trồng hấp thu dinh dưỡng cần thiết được tốt hơn.
Luân canh cải tạo đất
Luân canh cũng là một trong số cácbiện pháp cải tạo đất đặc biệt được chú ý để hạn chế việc tận thu những hoạt chất cần thiết đối với cây như trồng xen vụ. Khuyến khích phát triển luân canh đối với các loại cây trồng họ đậu như đậu phộng, đậu tương, đậu xanh,… Do quá trình phát triển, cây họ đậu có thể cố định đạm qua việc cộng sinh với vi khuẩn nốt sần. Sau khi thu hoạch, người sản xuất chỉ nên thu lấy thành phẩm và để lại phần thân, rễ và được cày xới lên. Những phần thừa này sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho vụ sau, đặc biệt là đạm.
Đa dạng hóa cây trồng
Trên những vùng đất bạc màu bà con nên trồng xen hoặc luân canh cây trồng chính với các loại cây họ đậu như lạc, đậu tương, đậu xanh, đậu trạch… vì chúng có khả năng cố định đạm, giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất rất tốt.
Một số công thức trồng trọt có thể áp dụng để cải tạo đất bạc màu như:
- Công thức 2 vụ: gồm 1 vụ lúa và 1 vụ rau màu như ngô khoai, lạc, đậu đỗ xen với rau
- Công thức 3 vụ: gồm 1 vụ lúa, 1 vụ rau màu hè thu và 1 vụ rau đông xuân
Đặc điểm hình thái của đất được phân tầng theo các cấu trúc tự nhiên, bao gồm tầng trên cùng là thảm mục và rễ cỏ, tầng tiếp theo là mùn và chứa đựng nguồn dinh dưỡng các chất hữu cơ, tầng thứ 3 của đất được gọi là tầng rửa trôi với các vật chất biến đổi đa dạng từ lớp trên, tầng tích tụ trước các lớp đất sét và chất hòa tan. Tầng cuối cùng trong đất là đá mẹ và đá gốc.
Để cải tạo đất theo phương pháp này, bạn chỉ cần giữ nguyên quá trình phát triển tự nhiên của mảnh đất không sử dụng, phối hợp cùng với việc trồng trọt, chăm sóc thảm thực vật với các loại hoa quả, rau cỏ tươi, thảo mộc. Đây là một trong những biện pháp góp phần hình thành sự đa dạng của đất, từ đó nguồn thổ nhưỡng sẽ được cải tạo bền vững đem lại lợi ích trong nông nghiệp.
Phương pháp che phủ đất
Cải tạo đất bằng cách phủ xanh màu đất tức là chồng thật nhiều cây xanh, việc làm này là biện pháp tối ưu nhất mà bạn nên áp dụng. Phủ xanh đất trống có tác dụng đẩy nhanh quá trình khôi phục chất dinh dưỡng trong đất. Nhờ vào khả năng sinh sôi, phát triển của các loại cây có thể làm cho quá trình trao đổi chất trong đất cùng nước và không khí diễn ra nhanh và mạnh hơn.
Ngoài ra bạn có thể lựa chọn các loại cỏ dại trên bề mặt đất để góp phần nuôi dưỡng các vi sinh vật có trong đất. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng đất vào mục đích gì mà bạn nên xem xét và lựa chọn được phương án phủ xanh màu đất hợp lý nhất để mang lại hiệu quả cao.
Các biện pháp cải tạo cho từng loại đất phù hợp
Mỗi loại đất thì cần có một phương pháp cải tạo riêng. Nhưng về đặc điểm chung vẫn cần bổ sung một lượng lớn chất hữu cơ cho đất. Sau đây Thvm sẽ hướng dẫn bà con tất cả các biện pháp cải tạo đất xấu hiệu quả đó là: cách cải tạo đất khô cằn, cải tạo đất bạc màu, biện pháp cải tạo đất chua, cải tạo đất phèn, cải tạo đất mặn hiệu quả.
Cách cải tạo đất khô cằn
Đất khô cằn là đất bị sa mạc hóa theo thời gian, đa phần là do khí hậu khắc nghiệt như hạn hán, gió rét dẫn đến thiếu nước, nghèo mùn, mất dần độ phì nhiều làm thảm thực vật không đủ dưỡng chất để tồn tại.
Đất sa mạc hóa hoặc hoang mạc hóa là tên gọi chung có các loại đất khô cằn. Loại đất này chiếm đến 45% đất dùng để canh tác trên thế giới.
Biện pháp tưới tiêu: Sử dụng các biện pháp tưới tiêu khoa học hơn bằng cách sử dụng máy tưới tự động, ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp. Mặc dù chi phí đầu tư lúc bắt đầu không hề nhỏ nhưng mang lại nhiều lợi ích về dài như tiết kiệm nước trong mùa khô, tiết kiệm thời gian canh tác.
Biện pháp hữu cơ: Là cách cải tạo đất khô cằn rất hiệu quả. Đất khô cằn bị thiếu hụt chất dinh dưỡng vì thảm thực vật bị bào mòn. Cần trồng các loại cây đậu và cây lấy củ. Khi cây lớn loại bỏ phần thân giữ lại phần củ ở đất, khi củ bị phân hủy thu hút các loại vi sinh vật đất. Cân bằng lại hệ vi sinh có trong đất giúp đất màu mỡ hơn.
Dùng vôi cải tạo đất khô cằn: Đất khô cằn và nhiễm mặn lâu ngày làm ảnh hưởng trực tiếp đến thảm thực vật và hệ vi sinh đất. Đất cạn kiệt dinh dưỡng, tạo điều kiện cho các loại sâu bênh, vi khuẩn gây hại xâm nhập vào đất. Dùng bột vôi giúp cung cấp canxi và khử khuẩn đất giúp cải tạo đất khô cằn hiệu quả.
Cách sử dụng phân bón cải tạo đất khô cằn: Phân bón luôn là biện pháp hiêu quả giúp cải tạo mọi loại đất. Phân bón giúp cải tạo đất trồng tăng được độ phì nhiêu, tơi xốp, tạo keo đất tự nhiên. Chất mùn dần được hình thành trên bề mặt theo năm tháng, tạo môi trường tốt cho hệ vi sinh có lợi cho đất phát triển, sinh trưởng và cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Sử dụng đất mùn: Chất mùn hay còn gọi là đất mùn, chứa nhiều dưỡng chất hữu cơ và theo khoa học đất thì bản thân mùn cũng là 1 loại chất hữu cơ. Đất mùn tơi xốp, thoáng khí, chứa nhiều hợp chất hữu cơ tạo môi trường cho giun đất, vi sinh vật đất có lợi cho cây trồng giúp cây phát triển tốt.
Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu
Đất bạc màu có cấu trúc và kết cấu kém, nghèo dinh dưỡng, thiếu mùn hữu cơ, khả năng giữ nước và điều hòa nhiệt độ thấp. Đất không có các sinh vật sống phát triển.
Che phủ đất: Che phủ đất là biện pháp canh tác mà nhà vườn cần áp dụng ngay để có thể khôi phục lại nền đất đã bị thoái hóa, bạc màu. Nếu đất trồng không được che phủ, dưới tác động của nắng, mưa và gió khiến đất trở nên khô cằn, nén chặt, chai cứng, rửa trôi dinh dưỡng, hạn chế sự phát triển của các sinh vật trong đất.
Có 2 cách che phủ đất mà nhà vườn có thể áp dụng song song là che phủ đất bằng thảm thực vật xanh và che phủ bẳng các vật liệu hữu cơ:
- Che phủ bằng vật liệu hữu cơ: Nhà vườn tận dụng các nguồn vật chất hữu cơ sau khi thu hoạch mùa vụ như rơm rạ, cành lá khô, thân ngô đậu hoặc cỏ khô, thân chuối, bèo lục bình,… để che phủ đất mặt. Những vật chất hữu cơ này sau khi được phân hủy sẽ giúp đất tơi xốp, giàu mùn, giàu dinh dưỡng.
- Che phủ bằng thảm thực vật xanh: Nhà vườn trồng các loại cây bụi thấp như đậu xanh, đậu đen, muồng vàng,… hay các loại cỏ dại như lạc dại, xuyến chi, vetiver,… để che phủ toàn bộ vườn, đặc biệt là các vườn trồng cây ăn trái, cây lâu năm.
Việc che phủ bằng các loại cây cỏ này sẽ giúp cải tạo lại nền đất nhờ bộ rễ của cây cỏ ăn sâu vào bên trong giúp phá đi các lớp đất chai cứng, đưa nước vào sâu bên trong và giữ lại. Nhờ được che phủ, độ ẩm, nhiệt độ đất được điều hòa ổn định. Các chất dinh dưỡng sẽ không bị rửa trôi theo dòng chảy, pH đất được cân bằng, các sinh vật đất hoạt động tích cực giúp cây trồng khỏe mạnh.
Đặc biệt các loại cây họ đậu giúp cố định đạm tự nhiên trong không khí, tăng cường nguồn đạm cho cây trồng. Khi cắt tỉa, nguồn sinh khối hữu cơ từ cây cỏ sẽ giúp đất tơi xốp, màu mỡ.
Bổ sung hữu cơ
Nhà vườn có thể bổ sung 2 nguồn hữu cơ cho đất để cải tạo là phân hữu cơ và các vật chất hữu cơ. Các loại phân hữu cơ giúp cải tạo đất cực tốt như phân chuồng (phân bò, trâu), phân ủ từ rác nhà bếp,…
Các loại vật chất hữu cơ nên bổ sung như phân xanh (dã quỳ, cỏ lào, bèo hoa dâu, lục bình,…) xác bã thực vật (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, vỏ hạt, thân ngô đậu,..). Các nguồn hữu cơ này sẽ giúp đất trồng tơi xốp, mềm mịn, phì nhiêu, giữ ẩm tốt. Cải thiện lại nền đất khô cứng, bạc màu, tạo cấu trúc đất thông thoáng.
Bổ sung vi sinh vật có lợi
Vi sinh vật là một phần cực kỳ quan trọng của đất trồng. Nếu đất trồng không có vi sinh vật và các sinh vật khác thì đó là một nền đất chết. Đất trồng chỉ được coi là một nền đất tốt, đất khỏe khi có sự phát triển của các sinh vật đất. Các vi sinh vật trong đất đóng vai trò quan trọng trong chu trình đất, giúp phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa dinh dưỡng, cố định ni tơ, cạnh tranh, đối kháng nấm bệnh để bảo vệ cây trồng.
Đất trồng bị bạc màu thoái hóa xuất phát từ việc canh tác chưa hợp lý của nhà vườn. Nhất là việc các vi sinh vật bị tiêu diệt bởi hóa chất diệt cỏ và các hoạt chất BVTV độc hại.
Do đó, để tái tạo lại nền đất đã bạc màu, nhà vườn cần ngưng sử dụng thuốc diệt cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc đổ các hóa chất BVTV độc hại vào đất.
Cần bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi như Chaetomium, Trichoderma, Bacillus, Actinomycetes, Saccharomyces cerevisiae, Rhodopseudomonas,…
Biện pháp cải tạo đất chua, đất phèn
Để cải tạo đất chua người ta dùng biện pháp sau:
Xây dựng hệ thống thủy lợi nhằm tháo chua và rửa mặn, giúp hạ thấp mạch nước ngầm. Vì vậy,việc tưới nước (ngập úng) phải được thực hiện ngắt quãng vào những thời gian thích hợp.
Chúng ta bón vôi nhằm mục đích khử chua cho đất giúp giảm sự độc hại có trong đất. Vì vôi trung hòa độ chua trong đất và nước. Việc bón vôi làm pH đất tăng lên làm cho Al và Fe lắng xuống
Cày sâu và phơi sâu đó chúng ta tiến hành rửa chua cho đất
Lên luống: lật ngược đất lên để lớp đất phèn phía dưới sẽ được lật lên trên để gốc mạ được úp xuống tạo thành lớp đệm hữu cơ
Bón phân để cải tạo đất phèn: Dùng các loại phân hữu cơ như: phân đạm, phân lân, phân vi lượng nhằm bổ sung chất hữu cơ và một phần giúp kiểm soát các kim loại độc hại cho cây trồng và tăng lượng dinh dưỡng sẵn có giúp tăng độ phì nhiêu của đất.
Sử dụng các loại giống cây thích nghi với đất chua: lúa là cây trồng thích hợp canh tác trên vùng đất chua. Nó chủ yếu bao gồm các giống lúa địa phương sông lâu (khoảng 8 tháng). Các giống này có khả năng thích nghi cao và chống chịu tốt với các hạn chế về sinh lý của đất, nhưng năng suất chỉ đạt khoảng từ 2-3 tấn/ ha.
Biện pháp cải tạo đất mặn
Chúng ta có thể trồng cỏ chịu mặn trên đất này để làm thức ăn cho vật nuôi. Cải tạo bằng biện pháp canh tác như: cày bừa sâu, dẫn nước ngọt vào để ngâm rửa mặn cho đồng ruộng
Cải tạo đất bằng cách luân phiên cây trồng: lúa – cá, lúa – tôm. Ngoài ra chúng ta có thể cải tạo đất mặn bằng các biện pháp tổng hợp như: biện pháp thủy lợi, biện pháp nông lý, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học.
Tóm lại
Trên đây là các biện pháp cải tạo đất tốt nhất hiện nay để cho bà con có thể áp dụng. Việc sử dụng phân hóa học không được khuyến khích vì nó làm ảnh hướng đến đất canh tác, giảm phì nhiêu, hạn chế năng suất. Muốn hạn chế tình trạng này để đẩy mạnh sản xuất phát triển nông nghiệp bền vững. Việc cần thiết là áp dụng các biện pháp cải tạo đất để có hiệu quả tối ưu.
Cải tạo đất trồng là việc cấp bách, không thể cải tạo trong ngày một ngày hai nên bà con cần đặc biệt chú ý vấn đề canh tác, làm đất, tưới tiêu, che phủ mặt đất theo đúng quy trình. Cần áp dụng triệt để các biện pháp cải tạo đất, đặc biệt là bổ sung được đầy đủ lượng phân hữu cơ cho đất. Chúc bà con thành công!
Cung cấp thông tin chính xác, tích cực cho người dân về nông nghiệp, nông sản Việt Nam. Cập nhật tin tức mới nhất về tình hình sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chia sẻ, phổ biến mô hình làm giàu hiệu quả và bền vững. Chia sẻ các kiến thức xã hội trong nhiều lĩnh vực khác như Giáo dục, du lịch,…
Bài viết cùng chuyên mục
- Kỹ thuật trồng Cà chua sai “trĩu quả”
- Cách trồng Sen Đá từ A đến Z: Cẩm nang chi tiết cho người mới bắt đầu
- Kỹ Thuật Trồng Sắn Cho Năng Suất Cao Bà Con Cần Biết
- Vì sao phải cải tạo đất trong nông nghiệp?
- Bật Mí Cách Trồng Rau Thủy Canh Ngay Tại Nhà Vừa Sạch Vừa Ngon
- Cách trồng và chăm sóc hoa hồng leo chuẩn 100%
- Cách chăm sóc sen đá hiệu quả, siêu đơn giản
- Tưới nhỏ giọt là gì? Vì sao nên dùng hệ thống tưới nhỏ giọt?
- Thủy Canh Là Gì? Top 6 Mô Hình Trồng Rau Thủy Canh Kinh Điển
- Top 10 Kinh nghiệm trồng lan quý báu cho người mới chơi