Trang chủ » Kỹ thuật Nông nghiệp » Kỹ thuật trồng trọt » Top 10 Kinh nghiệm trồng lan quý báu cho người mới chơi

Top 10 Kinh nghiệm trồng lan quý báu cho người mới chơi

Theo dõi Cổng Thông Tin Thương Hiệu Vùng Miền trên

(Cập nhật: 25/08/2021 | 11:32)

Thời gian gần đây, phong trào chơi lan trở nên khá phổ biến ở rất nhiều gia đình và mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, với những người chưa có kinh nghiệm trồng lan thì đây lại là một thử thách khó khăn để có thể chinh phục cây lan từ lúc mới trồng cho đến khi thu hoạch.

Dưới đây chúng tôi sẽ tiết lộ 10 nguyên tắc trồng lan bất di bất dịch cho người mới chơi cần nắm rõ. Cùng bắt đầu khám phá kinh nghiệm trồng lan thôi nào!

1. Không phải cây lan nào cũng thích bóng râm

Chúng ta hay nói miệng với nhau rằng cây lan là loài thích sống trong bóng râm bởi chúng bám dưới tán cây gỗ trong rừng. Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy. Có những cây phong lan ưa bóng râm, có những loài lại ưa ánh sáng mạnh hơn để phát triển toàn diện nhất.

Kinh nghiệm trồng lan

Không phải cây lan nào cũng ưa bóng râm

Trên thực tế, cây lan đa số thích sống ở môi trường có ánh nắng nhẹ, dưới tán cây thưa, độ sáng khoảng 50-80% ánh sáng ngoài trời. Tỷ lệ cây lan ưa bóng râm ít nắng rất ít không như chúng ta nghĩ. Chính vì thế các bạn cần tìm hiểu đặc tính của cây trước khi trồng nhé!

2. Cây lan thích ẩm chứ không thích ướt

Đúng là như vậy. Phong lan chỉ ưa ẩm thôi, bộ rễ của chúng cần được khô thoáng giữa những lần tưới là phát triển tốt nhất. Do vậy bạn cũng cần lưu ý chọn lựa giá thể trồng lan với từng loại cây để thoát nước và giữ ẩm phù hợp nhất.

Đừng để bộ rễ cây hoa lan luôn bị ướt

Với từng tiểu khí hậu nhà vườn khác nhau mà chúng ta sẽ có chế độ tưới cho phù hợp nhất. Hơn nữa có những loài lan lại ưa khô thoáng, có khi 2-3 ngày mới phải tưới một lần, có loài lan thì ngày nào chúng ta cũng phải tưới.

3. Đừng bón phân quá nhiều cho chúng

Trên thực tế cho thấy, cây lan thiếu dinh dưỡng sẽ gầy còm, cây không được sung sức, thân lá không mập mạp và cho hoa cũng không đạt. Vì thế bạn cần bổ sung phân bón cho cây bằng các loại phân bón lá dạng phun nước hoặc phân tan chậm, phân hữu cơ. Tuy nhiên các bạn cần chú ý hàm lượng phân bón phù hợp tránh tình trạng cây lan bị sốc thuốc..

4. Hãy cố định cây lan khi mới trồng

Vai trò định hướng nguồn sáng của ngọn cây và hướng nguồn nước của bộ rễ là cực kì quan trọng đối với cây lan mới trồng. Thực tế cho thấy những cây lan được có định vào giá thể, vào chậu chắc chắn sẽ bám rễ nhanh hơn rất nhiều so với những cây lan không được cố định chắc chắn hoặc trồng vào chậu nhưng lại xoay tròn trong gió.

5. Cây lan thích giá thể thoáng, thoát nước tốt

Hãy sử dụng giá thể phù hợp cho cây

Đa số các loài lan đều ưa thích giá thể thoáng. Bởi lẽ bộ rễ không chỉ để cây hút nước và chất dinh dưỡng mà còn có chức năng hô hấp cho cây phát triển toàn diện. Bộ rễ khô thoáng sẽ giảm thiểu tốt đa nguồn bệnh trên cây lan, do đó giúp cây phát triển một cách tốt nhất.

6. Tuyệt đối không trồng lan lấp gốc

Đây là lỗi sai cơ bản của nhiều người mới chơi lan. Các bạn quen trồng các loại cây khác cần phải lấp không được để gốc, như khoai lang vậy. Tuy nhiên cây phong lan lại cần để hở gốc cho chúng thoát nước tốt và đảm bảo không che các mắt ngủ của cây.

7. Hãy tìm hiểu đặc tính của cây lan trước khi mua về

Đó chính là lý do có rất nhiều bài viết về những loài lan đẹp, giá rẻ nhưng lại không thể thuần phục được, chỉ trồng được vài tháng là chúng chết. Các bạn hãy cố gắng tìm hiểu kĩ đặc tính sinh trưởng của cây để có quyết định nên tậu nó về không nhé!

Để hiểu rõ hơn về đặc tính của các loài hoa lan, bạn có thể tham khảo tại đây: Các loài hoa lan ở Việt Nam

8. Hãy xử lý giá thể trước khi trồng lan

Những cây lan không khoái việc phải thay đổi giá thể liên tục, điều này ảnh hưởng lớn đến bộ rễ cũng như sự phát triển của cây. Do vậy việc xử lý nấm bệnh trước khi trồng cây là việc làm quan trọng không thể bỏ qua.

9. Không dùng kim loại cố định cây lan

Cây hoa lan rất không thích kim loại. Có rất nhiều người khi mới trồng lan dùng dây thép cố định cây lan, rất chắc chắn và gọn nhẹ nhưng cây lan lại không thích một chút nào. Thực tế cho thấy khi phần non của rễ chạm vào sắt chúng sẽ bị đen đầu rễ và không vươn dài ra nữa.

Chính vì thế các bạn nên chú ý điều này nhé. Chúng ta có thể dùng dây thít nhựa hoặc dây kim loại bọc nhựa/ cao su để cố định cây nhé!

10. Hãy bón đúng loại phân cho cây xanh tốt, sai hoa

Kinh nghiệm trồng lan rừng đơn giản đó chính là bón đúng loại phân bón cho cây ở từng thời điểm sinh trưởng cho phù hợp. Chẳng hạn ở mùa xuân và mùa hè là lúc cây phát triển thân lá nhiều nhất, hãy bổ sung phân bón giàu hàm lượng đạm và lân. Đến mùa thu chuẩn bị cây ra hoa thì các bạn sử dụng phân bón giàu kali cho cây phát triển cân bằng nhất.

Trên đây là 10 bí kíp kinh nghiệm trồng lan cho người mới chơi lan không thể bỏ qua. Chúc các bạn sở hữu những chậu lan xanh tốt, sai hoa.

>> Xem thêm:

5/5 - (3 bình chọn)
Chia sẻ: