Trang chủ » Kỹ thuật Nông nghiệp » Kỹ Thuật Nuôi Bò Sinh Sản Từ A-Z

Kỹ Thuật Nuôi Bò Sinh Sản Từ A-Z

Theo dõi Cổng Thông Tin Thương Hiệu Vùng Miền trên

(Cập nhật: 26/01/2022 | 14:12)

THVM – Để nuôi cũng như chăm sóc bò sinh sản đòi hỏi người chăn nuôi phải có kinh nghiệm và nắm vững một số kiến thức cũng như kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản một cách cơ bản nhất.

Hiện nay, mô hình chăn nuôi đàn bò sinh sản đã được bà con ở nhiều địa phương áp dụng. Tuy nhiên mô hình này mới chỉ dừng lại ở cấp độ tự phát và kinh nghiệm chăm sóc cũng chưa đúng và đủ. Trong bài viết này Cổng Thông Tin THVM sẽ giới thiệu đến bà con một số kiến thức cần thiết khi chọn giống bò cái sinh sản cũng như kỹ thuật nuôi bò sinh sản một cách hiệu quả nhất.

Kỹ thuật nuôi bò sinh sản

Hướng dẫn cách chọn giống bò cái

Một trong số những tiêu chí tiên quyết cần có trong kỹ thuật nuôi bò sinh sản bà con cần biết được chính là cách chọn giống bò cái.

Cụ thể:

Chọn ngoại hình:

Tiêu chí đầu tiên để chọn được một con bò giống tốt là dáng phải nhanh nhẹn, thân hình có sự hài hòa giữa các bộ phận đầu, cổ và thân. Đầu thanh nhẹ, mũi phải to, mõm rộng, hàm răng phải trắng, đều. Cổ dài, da có nhiều nếp nhăn càng tốt.

Vai da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành. Phần ngực sâu, rộng. Xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không bị sệ, bốn chân bò phải thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, lưng ít dốc.

Bầu vú phát triển đều về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ, da vú mỏng, tĩnh mạch ở vú nổi rõ, phân thành nhánh ngoằn ngèo.

Chọn giống bò sinh sản

Chọn ngoại hình bò cái sinh sản là một khâu rất quan trọng

Chọn khả năng sinh sản:

Kỹ thuật nuôi bò sinh sản ngoài chọn bò cái theo ngoại hình thì cần chọn giống bò cái sinh sản tốt là phải có khả năng đẻ sớm và khoảng cách giữa 2 lứa cũng phải ngắn.

Khoảng từ 17 – 20 tháng tuổi bò đã có lần động dục đầu tiên và thời gian từ 26 – 30 tháng tuổi đã có thể đẻ lứa đầu. Một tiêu chí rất cần nữa đó là khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn, thời gian từ khoảng 12 – 14 tháng là đẻ 1 con bê con.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sinh sản đúng tiêu chuẩn

Phương pháp phối giống cho bò cái

Phát hiện động dục:

Phát hiện được đúng thời điểm bò cái động dục thì khi phối giống khả năng thụ tinh sẽ cao. Do vậy bà còn cần tính toán và giám sát kỹ thời điểm động dục của bò.

Khi bò cái động dục thường có biểu hiện: bò kêu rống, dáng đi lại bồn chồn, phá chuồng, kém ăn hoặc bỏ ăn, hưng phấn cao độ, thích nhảy lên lưng con khác sau đó đứng yên để con khác nhảy lên, âm hộ hơi mở, có màu đỏ hồng, niêm dịch từ âm hộ chảy ra như nhựa chuối.

Giai đoạn bắt đầu động dục (6 – 10 giờ): Con vật ở trạng thái khác thường, ngơ ngác, kêu rống, chạm sừng nhau, thích gần và ngửi âm hộ con khác, không cho con khác nhảy lên lưng. Âm hộ sưng, hơi mở, có màu hồng.

Giai đoạn giữa động dục (12 – 16 giờ): Con vật ở trạng thái hưng phấn cao độ, thích nhảy lên lưng con khác, sau đứng yên để con khác nhảy lên, ăn uống ít hoặc bỏ hoàn toàn. Âm hộ hơi mở, màu đỏ hồng, có niêm dịch kéo dính màu trắng, chảy thành dòng, sau tạo thành dịch keo dính thòng lòng hoặc dính bết vào mông.

Giai đoạn cuối động dục (6 – 10 giờ): Không cho con khác nhảy lên, trạng thái thần kinh và ăn uống trở lại bình thường.

ĐỪNG BỎ LỠ nếu bạn đang bị sâu răng, hôi miệng, viêm nhiệt miệng lưỡi, viêm họng viêm amidan, viêm nha chu, sún răng. Hãy dùng ngay: Tinh dầu Dạ Thảo Liên

 

Thời điểm phối giống thích hợp nhất:

Vào giai đoạn giữa động dục là thời điểm thích hợp nhất để phối giống. Bò cái có biểu hiện chịu đực: Đứng yên cho bò khác nhảy lên (tư thế hơi dạng chân, cong đuôi). Âm hộ nhỏ dần lại, niêm mạc chuyển từ đỏ hồng sang hồng nhạt. Niêm dịch ở trạng thái keo dính.

Thời điểm phối giống

* Sử dụng quy luật phối sáng – chiều:

– Sáng phát hiện động dục – chiều phối giống.

– Chiều phát hiện động dục – sáng sớm hôm sau phối giống.

Mục đích phối giống:

Trong quá trình phối giống thì cần định hướng được mục đích phối giống để sinh sản theo hướng nào. Dựa vào mục đích sản xuất để bà con lựa chọn công thức phối cho phù hợp.

* Nuôi bò hướng thịt: Chọn đực giống mang máu thuộc giống bò Zebu như: Red Shindhi, Brahman, Sahiwal…(thuần hoặc lai).

* Nuôi bò hướng sữa: Chọn đực giống mang máu thuộc nhóm hướng sữa như: Holstein Frizer, nâu Thụy Sỹ… hoặc bò kiêm dụng như: Sahiwal, Red Sindhi…

Phương pháp phối giống:

Khi thực hiện phối giống cho bò, bà con có thể sử dụng 2 phương pháp sau đây:

Thụ tinh nhân tạo: Có thể dùng tinh đông lạnh và dụng cụ để dẫn tinh viên phối giống nhân tạo vào bò cái. Kết quả của thụ tinh nhân tạo là bê lai đẻ ra do thụ tinh nhân tạo sẽ đẹp và to hơn so với cách thức thông thường là sử dụng bò đực cho phối giống trực tiếp. Phương pháp này có ưu điểm là có thể dùng tinh của bò ngoại thụ tinh cho bò cái để đạt chất lượng phẩm giống cao.

Phối giống trực tiếp: Dùng bò đực các giống Zebu giống thuần hoặc lai cho nhảy trực tiếp: ở những vùng sâu, vùng xa hầu như chưa có điều kiện để phối giống nhân tạo. Để phối giống hiệu quả nhất nên lựa chọn bò đực giống lai F2 có ¾ máu của một trong số những giống bò Red Sindhi, Sahiwal, Brahman.

Phối giống bò trực tiếp

Phối giống có 2 phương pháp là thụ tinh nhân tạo và giao phối trực tiếp

Lưu ý: Cần quản lý chặt chẽ bò cái sau khi đã có thụ tinh hoặc giao phối, không để bò giao phối tự do. Những con bò đực “cóc” kém phẩm chất ở trong đàn hoặc trong vùng thì nên thiến để mất khả năng giao phối. Không cho phối giống giữa những con bò có quan hệ huyết thống gần như cha mẹ, con cháu, anh em cùng cha mẹ. Nên phối kép 2 lần cách nhau 6 giờ để đảm bảo cho bò thụ thai.

Phương pháp chăm sóc trong kỹ thuật nuôi bò sinh sản

Chăm sóc bò chửa: Bò cần được cho ăn uống đầy đủ trong giai đoạn này, mỗi ngày nên ăn khoảng 30–35 kg cỏ tươi, 2 kg rơm ủ, 1kg thức ăn tinh (như ngô, cám…), 25–30 gr bột xương. Không bắt bò làm những công việc nặng như: cày bừa, kéo xe… Tránh việc xua đuổi mạnh đối với bò đang mang chửa tháng thứ 3, tháng thứ 7, tháng thứ 8 và thứ 9.

Đỡ đẻ cho bò: Với những trường hợp bò có thai thuận thì bà con không cần can thiệp hoặc chỉ cần hỗ trợ cho bò cái bằng cách dùng tay kéo nhẹ thai ra. Cắt dây rốn dài khoảng 10 – 12 cm (không cần buộc dây rốn) và sát trùng bằng loại cồn lốt 5%.

Vệ sinh sạch sẽ cho bò và bê như lau rớt rãi trong mũi mồm bê, tự để bò tự liếm bê con. Nên bóc móng để bê con đỡ bị trơn trượt khi mới bắt đầu tập đi. Vệ sinh sạch phần thần sau và bầu vú của bò mẹ, bổ sung thêm nước uống có pha thêm ít muối cho bò, có thể cho ăn thêm cám và nước ấm. Đối với những trường hợp bò khó đẻ cần phải gọi nhân viên thú y để được hỗ trợ và can thiệp kịp thời.

Chăm sóc, nuôi dưỡng bò đẻ và bê con:

Đối với bò mẹ:

Trong khoảng thời gian 15 – 20 ngày đầu sau khi bò đẻ cần cho bò ăn cháo (1 – 1,5 kg thức ăn tinh/con/ngày) và khoảng 25 – 30 gr muối ăn, 30 – 40 gr bột xương và phải có đủ cỏ non xanh ăn tại chuồng.

Vào những ngày tiếp theo, trong suốt khoảng thời gian nuôi con, một ngày cần phải cung cấp cho bò mẹ ăn khoảng 30kg cỏ tươi, 2 – 3kg rơm ủ, 1 – 2kg cám hoặc có thể dùng thức ăn hỗn hợp để bò mẹ hồi phục sức khỏe, nhanh động dục lần tiếp theo để phối giống.

Chăm sóc bò sinh sản

Đối với bê con:

Bê con cần được nuôi tại nhà, cạnh bò mẹ ít nhất trong 30 ngày. Lưu ý luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa vào chuồng, chỗ bê con nằm phải sạch sẽ và khô ráo.

Bê trên 1 tháng tuổi được chăn thả theo bò mẹ ở những bãi cỏ gần chuồng, tập thói quen cho bê ăn thức ăn tinh.

Từ 3 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày cho ăn khoảng 5 – 10kg cỏ tươi và 0,2kg thức ăn tinh hỗn hợp. Tập cho bê ăn cỏ khô, nên để bê cai sữa vào khoảng 6 tháng tuổi.

Từ 6 – 24 tháng tuổi, thực hiện chăn thả bê là chính, mỗi ngày cho bê ăn thêm khoảng 10 – 20kg cỏ tươi, ngọn mía, cây ngô non. Vào thời điểm thiếu cỏ có thể cho ăn thêm 2 – 4kg cỏ khô một ngày.

Phương pháp rút ngắn khoảng cách lứa đẻ

Thời gian mang thai trung bình của bò cái là 9 tháng, khoảng cách lứa đẻ tối đa kéo dài đến khoảng 3 năm. Sau khi đẻ, bò động dục trở lại tùy thuộc ở kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc tốt, đúng quy trình. Để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ phải tuân thủ những quy trình chăn nuôi hợp lý.

Hoặc phải tác động để rút ngắn khoảng cách tư khi bò đẻ đến khi phối giống có chủa xuống còn khoảng 2 – 3 tháng. Trong điều kiện bình thường thì bò động dục trở lại chỉ mất khoảng 40 – 50 ngày sau khi đẻ.

Tuy nhiên, khoảng cách lứa đẻ của bò dài hay ngắn cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Khoảng cách lứa đẻ kéo dài đến 390 – 420 ngày, thậm chí là hơn, để khắc phục được tình trạng này cần chú ý:

Vào giai đoạn cai sữa và ngay sau khi đẻ, nuôi bò cái hợp lý phù hợp với nhu cầu bò.

Chuẩn bị và chăm sóc chu đáo bò cái vào lúc đẻ (chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo các điều kiện vệ sinh và hộ lý tốt). Sau khi bò đẻ nên thủ rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol hoặc Lugol với tỷ lệ: Nếu dùng dung dịch Rivanol 1 – 2% khoảng 300 – 500ml, nếu dùng Lugol 100ml (dung dịch Lugol là hỗn hợp I2, KI và nước cấ theo tỷ lệ 1:2:300), nếu dùng 1- 2% khoảng 300 – 500ml.

Kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản

Sau đó đưa một trong các loại kháng sinh phổ rộng vào thẳng tử cung. Oxytetracy-line 2,5g pha với 30ml nước hoặc Kanacyline 3g pha với 30ml nước, hoặc Ampicyline 2 – 3g pha với nước. Kết hợp tiêm bắp toàn thân hàng ngày (5 ngày liên tục), thuốc dùng tiêm là Gentanyline 1ml cho 10kg thể trọng hoặc Ampi-seplol với liều 1ml cho 10 – 12kg thể trọng.

Trường hợp đẻ khó, sót nhau hoặc bị viêm nhiễm đường sinh dục cần can thiệp và điều trị kịp thời để bò sớm phục hồi chức năng sinh sản. Chọn lựa và sử dụng loại tinh chất lượng tốt để phối giống cho bò cái động dục đúng quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, đặc biệt là phối giống vào thời điểm thích hợp.

Chăm sóc bê con

Trong vòng 1 tháng đầu bê con cần hơi ấm và nguồn sữa của mẹ để sinh trưởng tốt. Đến khi bê con được 2 tháng tuổi, cho bê ăn dần thức ăn xanh và thức khô. Tùy vào trọng lượng mà cho bê ăn theo công thức thức ăn đã đề cập ở trên.

Khi bê được 4 tháng tuổi, tập cho bê ăn thêm các loại khác như bí đỏ, củ khoai… Tách bê ra khỏi nguồn sữa mẹ khi bê được 6 tháng. Lúc này có thể áp dụng lượng thức ăn và nước uống đầy đủ để bê sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Phòng bệnh: Một công việc cực kỳ quan trọng là bà con phải thường xuyên vệ sinh khu vực bên trong chuồng trại và khuôn viên bên ngoài chuồng trại, đảm bảo các dụng cụ ăn uống luôn sạch sẽ. Thực hiện đúng quy trình tiêm phòng các bệnh phổ biến cho bò như lở mồm long móng, tụ huyết trùng, các bệnh lây nhiễm…

Thường xuyên tắm và chải lông để khí huyết của bò được lưu thông, hạn chế ký sinh ngoài da. Định kỳ tẩy giun, ve, ký sinh trùng cho bò. Đảm bảo chuồng trại luôn thoáng mát, sạch sẽ, không cho bò ăn những thức ăn ôi thiu, nấm mốc. Định kì 6 tháng tẩy giun sán 1 lần, bên cạnh đó các bạn phải đảm bảo tiêm phòng đầy đủ cho bò.

>> Tham khảo thêm: Các Bệnh Thường Gặp Ở Trâu Bò Và Cách Điều Trị Bà Con Cần Biết

Lời kết

Để một lứa bê con được ra đời cũng mất một khoảng thời gian chờ đợi và chăm sóc tương đối dài. Nếu thuận lợi thì bê được sinh ra sẽ khỏe mạnh và sinh trưởng tốt. Song không phải lứa bê nào cũng thành công từ khâu phối giống cho đến khi sinh đẻ và trưởng thành.

Để mô hình nuôi bò sinh sản đạt chất lượng cũng như sản lượng tốt thvm.vn đã hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi bò sinh sản trong bài viết này. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ mang lại giá trị cho những người chăn nuôi.

5/5 - (3 bình chọn)
Chia sẻ: