Mắm Còng Gò Công
(Cập nhật: 07/04/2022 | 15:13)
Những con còng nhỏ nhắn vùng nước mặn Gò Công (Tiền Giang) qua bàn tay chế biến của Cô Mười Thu (Phan Thị Thu) trở thành món ăn đặc sản của quê hương Gò Công, được nhiều người ưa thích, nhất là những ai đã lâu năm xa xứ, được thưởng thức món mắm còng Gò Công ăn với bún, rau sống, thì sẽ nhớ đời và thèm về Gò Công để lần nữa thưởng thức hương vị quê nhà…
Cơ sở làm mắm còng Gò Công của chị Mười Thu tọa lạc tại ấp Muôn Nghiệp, xã Trí Đồ, thị xã Gò Công. Sản xuất 8 loại mắm đặc sản Gò Công gồm mắm tôm chua, mắm còng chua, mắm còng chà, mắm cá cơm, mắm cá phèn, mắm cá sặc, mắm ruốc. Chị còn làm thêm mắm cà pháo, và hiện nay đang nghiên cứu thêm mắm tôm chà để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Với thương hiệu Cẩm Thu, sản phẩm đã là đặc sản của Tiền Giang và có mặt tại hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cả các tỉnh Đông Nam bộ như Bình Dương, Tây Ninh, vươn ra Bắc. Thậm chí đến tận các nước Đông Âu, Tây Âu, Mỹ khi bà con Việt Kiều về nước đã mua làm quà biếu cho người thân ở nước ngoài.
Mục lục
Cơ duyên với nghề làm mắm còng gò công
Lúc đầu không “mặn mà” với nghề làm mắm của gia đình, vì nghề quá cực nhọc, nên chị Phan Thị Thu tiếp quản nghề của chị ruột mình một cách miễn cưỡng, nhưng do là nghề truyền thống của gia đình, nên chị cố gắng gìn giữ, và tiếp tục mày mò học tập để phát triển thêm nghề, với ước muốn là những sản phẩm mắm Cẩm Thu có được hương vị đặc trưng, nhìn, thấy, ngửi là biết ngay, không lẫn vào đâu.
Với những kiến thức mà chị đã thu thập trong 5 năm làm kỹ sư nông nghiệp trước đây, đã giúp chị rất nhiều trong khâu chế biến mắm còng Gò Công, đảm bảo cân bằng các điều kiện về môi trường, độ PH, nồng độ muối ướp trong tôm cá. Từng ấy thời gian nghiên cứu tìm công thức chế biến chị mất ăn mất ngủ vì mắm bị hư, phải đổ bỏ hàng tấn cá, mắm, vốn liếng bay mất, phải làm lại từ đầu nhưng có gan lại bền chí, chị dành nhiều thời gian đến thư viện nghiên cứu tìm hiểu, rút ra những nguyên tắc, công thức chế biến.
Chị thật sự vững tin với nghề khi tìm được thông tin từ bài viết của một nữ tiến sĩ ở Viện ẩm thực Pháp về món mắm tôm chua. Chị Mười Thu kể: “Trong mắm tôm chua có 1 loại acid amin mà cơ thể người không thể thay thế nên chỉ nghe mùi mắm là người ta cảm thấy thèm thuồng, bởi vậy món mắm ăn không ngán, không sợ ế nên tôi thấy nghề này làm ăn được, theo nghề luôn”. Từ đó Mười Thu bắt đầu đầu tư làm ăn lớn và phát triển mạnh hơn mắm còng Gò Công.
Kinh nghiệm làm mắm còng Gò Công
Theo chị nguyên tắc chế biến mắm còng Gò Công luôn phải đảm bảo là nguyên liệu tôm cá phải tươi, phải chọn lựa thời điểm tốt về thời tiết, nhiệt độ mới tiến hành làm mắm. Mỗi năm từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch là thời điểm chị mua nguyên liệu để ủ mắm. Vào thời điểm này, nhiệt độ ổn định, ban ngày và ban đêm không nóng quá, cũng không lạnh quá, ủ mắm không bị hư, thối.
Các loại nguyên liệu cá, tôm mua từ Vàm Láng (Gò Công Đông) vào mùa này giá lại rẻ vì nhiều, riêng con còng, trước đây mua ở cù lao Phú Đông, nhưng sau này do mở rộng diện tích làm đầm tôm nên giờ phải tìm mua ở Cần Giuộc – Long An, giá có mắc nhưng mắm còng rất ngon, nhiều người chuộng, là đặc sản đặc biệt của Gò Công.
Cung cấp thông tin chính xác, tích cực cho người dân về nông nghiệp, nông sản Việt Nam. Cập nhật tin tức mới nhất về tình hình sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chia sẻ, phổ biến mô hình làm giàu hiệu quả và bền vững. Chia sẻ các kiến thức xã hội trong nhiều lĩnh vực khác như Giáo dục, du lịch,…
- Lợn “cắp nách” – Đặc Sản Của Lai Châu
- Kẹo Dừa Bến Tre
- Cách Làm Bánh Kem Trà Xanh Đơn Giản Như Ăn Bánh
- Ốc Hương xào sa tế – Món ngon vùng Biển
- Thưởng Thức Bánh Tráng Thịt Heo Ở Đà Nẵng
- Những Món Ăn Người Thái Độc Đáo Thu Hút Thực Khách Tại Tây Bắc
- Nhớ Bánh Cuốn Hà Nội Không Nhân
- Bánh Dày Người Mông – Đặc Sản Điện Biên