Trang chủ » Tin Tức » Nông Thôn Mới » Xây Dựng Nông Thôn Mới Và Phát Triển Nền Nông Nghiệp Hiện Đại

Xây Dựng Nông Thôn Mới Và Phát Triển Nền Nông Nghiệp Hiện Đại

Theo dõi Cổng Thông Tin Thương Hiệu Vùng Miền trên

(Cập nhật: 26/09/2023 | 16:13)

Tại Hà Nội vào sáng 12/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Tới dự có các đồng chí Ủy viên T.W Đảng: Trịnh Đình Dũng – Phó Thủ tướng Chính phủ, Cao Đức Phát – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế T.W, Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đại diện các bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương.

Theo phát ngôn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 899/QĐ-TTG ngày 10-6-2013.

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành và vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và người nông dân cho nên nhiều chỉ tiêu phát triển của Đề án đã đạt hoặc gần tiệm cận được đến mục tiêu của năm 2020 về cả ba trụ cột kinh tế – xã hội và môi trường.

Đó là, nông nghiệp đạt tăng trưởng 2,55%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo nông thôn bình quân 1,5%/năm; số xã đạt tiêu chí nông thôn mới dự kiến cuối năm 2018 sẽ đạt 40% và năm 2020 sẽ đạt mục tiêu 50% số xã đạt chuẩn. Đến hết năm 2017, tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%; tình trạng sử dụng chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại trong sản xuất đã được từng bước giám sát, xử lý nghiêm…

Xay dung nong thon moi

Xây dựng nông thôn mới – Bước đi đúng đắn phát triển nền nông nghiệp

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng: 5 năm thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã đem lại nhiều thành quả hết sức tích cực, tạo sự chuyển biến rõ rệt về cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế ở nông thôn.

Song quá trình phát triển nông nghiệp vẫn có nhiều yếu tố thiếu bền vững, tăng trưởng chưa vững chắc, những yếu kém nội tại chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Chất lượng tái cơ cấu ở một số nơi còn thấp. Sản xuất chưa gắn với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương.

Ở nhiều địa phương, sản xuất nông nghiệp còn mang tính phong trào, thiếu quy hoạch, kế hoạch, chưa gắn với thị trường dẫn đến dư thừa sản phẩm, khó tiêu thụ. Quy mô của nhiều sản phẩm còn nhỏ, năng suất, chất lượng thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường cho nên giá trị gia tăng thấp, giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Vì vậy theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, về tầm nhìn phát triển nông nghiệp giai đoạn tới, cần xác định mục tiêu chung là “xây dựng nền nông nghiệp thông minh hiện đại, cạnh tranh quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh; cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, sinh thái và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng”.

Nông thôn mới chính là một phần thành công của nền nông nghiệp nước nhà. Khẳng định nếp sống cũng như đời sống tinh thần của người dân. Hướng đến một tương lai tươi sáng hơn, cuộc sống ấm no đủ đầy hơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ: