Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ngan Bị Khẹc, Khó Thở
(Cập nhật: 11/04/2020 | 22:26)
Anh Đinh Tuấn Hải có hỏi: Đàn Ngan của anh 700 con đang được 12 ngày tuổi chưa tiêm vacxin dịch tả, nhưng giờ ngan bị hen khẹc, khó thở. Cho tôi hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
PGS.TS Trương Văn Dung – Nguyên viện trưởng Viện Thú y, trả lời:
Xin chào anh Hải!
Với dấu hiệu lâm sàng như vậy thì đây là hiện tượng ngan bị nhiễm virut dịch tả. Sau khi bị nhiễm, virut sẽ tác động trực tiếp vào phổi gây tổn thương phổi cho nên nó có biểu hiện hen khẹc, khó thở.
Để khắc phục hiện tượng này thì có 2 cách mà chúng ta có thể sử dụng:
Cách thứ nhất:
Dùng VACXIN DỊCH TẢ tiêm thẳng vào ổ dịch và tiêm với liều gấp đôi. Tuy nhiên cách này có một nhược điểm đó là những con đã bị dịch tả thì chắc chắn sẽ chết. Còn những con chưa bị nhiễm virut dịch tả thì sau 7 ngày nó sẽ nhanh chóng tạo ra được kháng thể chủ động để phòng bệnh này. Có thể thấy dùng cách này thì hiệu quả đem lại không được cao lắm
Cách thứ hai:
Chúng ta sử dụng kháng thể bị động để điều trị, cách này thường được chúng tôi phổ biến cho bà con. Anh mua KHÁNG THỂ KHÁNG VIRUT DỊCH TẢ và tiêm vào đàn ngan với liều 0,3ml/ lần và tiêm liên tục trong vòng 3 ngày để tiêu diệt virut dịch tả.
Song song với việc dùng kháng thể bị động để điều trị thì chúng ta cần phải dùng thêm kháng sinh để phối hợp trong quá trình điều trị. Nên dùng thuốc ENROFLORXACIN hoặc DOXYCYLIN kết hợp với TYLOSIN, cho ngan uống 1 lần/ ngày và uống liên tục trong vòng 5 ngày liền theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cùng với quá trình này thì cần đồng thời điều trị cái triệu chứng nó phát sinh ra, là dùng thuốc bổ gan kết hợp với thuốc BROMHEXIN cho uống một lần trên ngày và uống trong 7 ngày liên tục thì sẽ hết hiện tượng hen khẹc. Cần nâng cao sức đề kháng cho đàn ngan bằng cách dùng chất điện giải GLUCO C hòa với Vitamin tổng hợp. Sau đó cho ngan uống thay nước từ 3-5 ngày để chúng hồi phục trở lại.
Trong quá trình điều trị như vậy cần vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi để diệt mầm bệnh từ bên ngoài môi trường, đó là điều bắt buộc chúng ta phải làm.
Sau khi đàn ngan đã khỏi bệnh rồi, được khoảng 10-12 ngày. Hàm lượng kháng thể bị động chúng ta dùng trong điều trị đã bị tụt xuống ở mức thấp thì tiếp tục phải dùng kháng sinh dịch tả tiêm phòng cho toàn đàn để tạo nên cái kháng thể chủ động phòng bệnh dịch tả.
Cần lưu ý, đối với chăn nuôi vịt hay ngan cũng thế, ngoài vacxin dịch tả thì cần dùng thêm vacxin phòng bệnh viêm gan siêu vi trùng. Như vậy nó mới an toàn.
Cung cấp thông tin chính xác, tích cực cho người dân về nông nghiệp, nông sản Việt Nam. Cập nhật tin tức mới nhất về tình hình sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chia sẻ, phổ biến mô hình làm giàu hiệu quả và bền vững. Chia sẻ các kiến thức xã hội trong nhiều lĩnh vực khác như Giáo dục, du lịch,…
- Đất nông nghiệp là gì? Quy định pháp lý và cách sử dụng hiệu quả
- Ai phát minh ra điện? Khám phá lịch sử của điện
- Ô Nhiễm Nguồn Nước: Nguyên Nhân, Hậu Quả và Biện Pháp
- Ô Nhiễm Môi Trường Là Gì? Nguyên Nhân, Hậu Quả và Giải Pháp
- Flex là gì? Giải mã trào lưu “Flex” khiến mạng xã hội “HOT rần rần”
- Trung Thực Là Gì? Biểu Hiện Và Tầm Quan Trọng Của Lòng Trung Thực
- Cháu Đích Tôn Là Gì? Vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong Gia Đình
- Lòng Nhân Ái Là Gì? Cái nhìn sâu sắc về ý nghĩa trong cuộc sống
- Màu Tím hợp với màu gì? Cách phối đồ đẹp nổi bật và chất
- Ngày 1/4 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Cá tháng Tư