Trang chủ » Hỏi đáp » Hỏi đáp chăn nuôi » Giun đất di chuyển nhờ vào đâu?

Giun đất di chuyển nhờ vào đâu?

Theo dõi Cổng Thông Tin Thương Hiệu Vùng Miền trên

(Cập nhật: 27/12/2022 | 10:05)

Giun đất là loài động vật ruột khoang, thuộc ngành giun đốt, sinh sống ở trong lòng đất, đặc biệt là ở những vùng đất xốp, mát mẻ và ẩm ướt. Trung bình, giun đất dài từ 10cm đến 35cm.

Giun đất hay còn được gọi là trùn đất, mặc dù không có xương sống nhưng chúng có khả năng di chuyển trong lòng đất. Vậy giun đất di chuyển nhờ vào đâu?

Câu hỏi: Giun đất di chuyển nhờ?

Chọn đáp án:

A. Chun giãn cơ thể

B. Lông bơi

C. Kết hợp chun giãn và vòng tơ

D. Vòng tơ

Đáp án đúng là C: Kết hợp chun giãn và vòng tơ

Giun đất di chuyển được trong lòng đất cứng chắc là nhờ vào sự chun dãn của cơ thể kết hợp các vòng tơ và toàn thân để giun đất di chuyển được. Giun đất có cấu trúc cơ thể ống trong ống, được phân đoạn bên ngoài với phân đoạn bên trong tương ứng và thường có các lông cứng trên tất cả các phân đoạn.

Quá trình đi chuyển của giun đất gồm 3 giai đoạn:

  • Thu mình làm phông đoàn đầu, thun đoạn đuôi.
  • Giun chuẩn bị bò.
  • Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

giun đất di chuyển nhờ

Tìm hiểu thêm đôi nét về giun đất

Giun đất là loài sinh vật khá quen thuộc với chúng ta, đặc biệt ở những vùng nông thôn. Giun đất ăn mùn hữu cơ gồm thực vật, động vật nguyên sinh, ấu trùng, luân trùng, tuyến trùng, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác. Giun đất có vai trò quan trọng trong nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Giun đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm. Một số nơi còn có nghề nuôi trùn đất để bán.

Giun đất có hệ tiêu hóa chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Hệ tiêu hoá chia làm nhiều phần, thức ăn lấy từ miệng, chứa ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, được tiêu hoá nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt và hấp thu qua thành ruột

Giun đất là động vật lưỡng tính và có một bộ phận đặc trưng gọi là bao sinh dục, chúng sử dụng bộ phận này trong quá trình giao phối. Sau khi giao phối thành công, bao này sẽ chứa đầy trứng đã thụ tinh và sẽ được giun “tháo” ra, từ đó nở ra giun con. Giun đất có khả năng phục hồi lại toàn bộ cơ thể đã mất nếu như phần đầu còn nguyên vẹn.

Như vậy, bạn đã biết được một số thông tin khá thú vị về loài giun đất rồi phải không? Đặc biệt là biết được giun đất di chuyển nhờ vào sự kết hợp chun giãn và vòng tơ.

5/5 - (5 bình chọn)
Chia sẻ: